TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá nông sản CBOT cần có các thông tin đủ mạnh để hình thành xu hướng

Giá nông sản CBOT cần có các thông tin đủ mạnh để hình thành xu hướng

Thị trường nông sản CBOT kết phiên giao dịch ngày 17/10 với sự thay đổi không đáng kể. Giá lúa mì tăng nhẹ trong bối cảnh các thương nhân theo dõi diễn biến ở tuyến đường vận chuyển ngũ cốc trên Biển Đen. Trái lại, giá ngô giảm do đang vụ thu hoạch, trong khi giá đậu tương vững nhờ dữ liệu cho thấy xuất khẩu tăng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/10/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Giá nông sản CBOT cần có các thông tin đủ mạnh để hình thành xu hướng

Thị trường nông sản là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 17/10 khi đón nhận hàng loạt các báo cáo cũng như thông tin cơ bản, tác động trực tiếp đến diễn biến giá. Đóng cửa, dầu đậu tương dẫn đầu đà tăng với mức tăng 2,36% lên 1.473,57 USD/tấn. Ngược lại, giá ngô có phiên giảm thứ hai với 0,91% xuống mức 269,08 USD/tấn. Trong khi đó, lúa mì giằng co và chỉ thay tăng nhẹ 0,15% so với ngày trước đó.

Đối với ngô và lúa mì, giá đang chịu tác động áp lực từ hy vọng của thị trường về khả năng thỏa thuận ngũ cốc trên Biển Đen có thể được gia hạn. Người phát ngôn của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết, cuối tuần vừa rồi các quan chức của LHQ đã có các cuộc đàm phán “tích cực và mang tính xây dựng” với Nga tại Moscow, liên quan đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước này. Các cuộc đàm phán khác sẽ tiếp tục được diễn ra để duy trì tính liên tục của thỏa thuận ngũ cốc.

Thêm vào đó, có thông tin Ấn Độ đã có đủ nguồn cung ngũ cốc cho thị trường nội địa và có thể bán lúa mì trên thị trường mở để kiểm soát giá cả. Điều này sẽ khiến cho nguồn cung lúa mì trên thị trường càng thêm nới lỏng và tạo sức ép lên giá.

Sở Giao dịch Ngũ cốc Rosario (BCR) cho biết, hoạt động trồng ngô ở Argentina đang diễn ra với tốc độ chậm nhất trong vòng 6 năm trở lại đây do hạn hán kéo dài. Điều này sẽ làm giảm diện tích ngô được trồng sớm. Tuy nhiên, do đây không phải là thông tin gây bất ngờ nên tác động tích cực của nó đã không đủ mạnh để giúp giá duy trì đà tăng.

Dầu đậu tương là điểm sáng của nhóm nông sản CBOT trong phiên giao dịch hôm qua, với mức tăng hơn 2% nhờ nhận được sự hỗ trợ từ đà tăng mạnh mẽ của dầu cọ thô. Trong khi đó, tiến độ thu hoạch tại Mỹ được đẩy mạnh trong tuần vừa rồi đã gây sức ép lên giá đậu tương. Theo báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) sáng nay, đã có 63% diện tích đậu tương tại Mỹ được thu hoạch tính tới 16/10, tăng 19% so với tuần trước đó và đều cao hơn so với số liệu lịch sử.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu Nghị đánh giá: “Trong ngắn hạn, thị trường nông sản nhiều khả năng sẽ chỉ đi ngang, chưa thể sớm hình thành xu hướng rõ ràng và cần chờ đợi thêm các thông tin đủ mạnh để có thể đánh giá cán cân cung – cầu. Thị trường đang chuyển dần mối quan tâm từ mùa vụ của Mỹ sang hoạt động gieo trồng ở các nước Nam Mỹ. Trong khi đó, khả năng vận chuyển nội địa của Mỹ đang gặp hạn chế với chi phí tăng cao sẽ khiến giá ngô cũng như đậu tương khó tăng mạnh. Riêng đối với lúa mì, nếu căng thẳng ở Biển Đen gia tăng, động lực tăng giá của mặt hàng này sẽ mạnh hơn”.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời