Giá dầu tiếp tục giảm khoảng 2% trong phiên hôm qua. Thị trường kỳ vọng nguồn cung dầu thô đưa ra sẽ nhiều hơn khi OPEC có khả năng tăng thêm sản lượng, trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu yếu đi bởi biến thể Delta khiến đại dịch bùng phát trở lại.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 08/07/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/07, giá dầu thô WTI giảm 2,2% xuống còn 71,65 USD/thùng, dầu thô Brent giảm 1,7% xuống 73,47 USD/thùng.
Saudi Arabia và UAE hiện đã gần hoàn tất một thỏa thuận cho phép cung cấp nhiều dầu thô hơn vào thị trường.
Trong Báo cáo Thị trường Dầu tháng 7 ngày hôm qua, OPEC vẫn dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong thời gian còn lại của năm 2021 vẫn sẽ tăng trưởng mạnh, còn nhu cầu sử dụng xăng dầu trong năm 2022 sẽ đạt mức tương tự như trước đại dịch Covid -19. OPEC cho biết họ dự kiến nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng trong năm tới lên khoảng 100 triệu thùng mỗi ngày (bpd), dẫn đầu bởi sự tăng trưởng nhu cầu ở Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Đây là cơ sở để nhóm tăng sản lượng trong thời gian tới.
Báo cáo của OPEC cũng cho thấy sản lượng của tổ chức này trong tháng 6 tăng 590.000 thùng/ngày lên 26,03 triệu thùng/ngày.
Capital Economics cho biết: “Sản lượng sẽ tăng hơn nữa trong tháng 7 nhờ hạn ngạch lớn hơn và chúng tôi kỳ vọng giá cao sẽ khuyến khích tập đoàn sản xuất nhiều hơn ngay cả khi không có thỏa thuận chính thức để làm như vậy”.
Trong khi đó, tại Mỹ, các biến thể có khả năng lây lan nhanh, như chủng Delta, đang bùng phát trên khắp cả nước. Mặc dù là nước có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới, nhưng Mỹ vẫn ghi nhận trung bình 19.455 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày trong một tuần qua – tăng 47,5% so với tuần trước đó.
Ở Nga, số ca tử vong vì Covid-19 liên tiếp lập kỷ lục mới trong khi số ca nhiễm duy trì ở mức khoảng 25.000 ca/ngày.
Đông Nam Á trở thành điểm nóng dịch bệnh của toàn cầu, trong vòng một tuần qua, số ca nhiễm mới Covid-19 ở Đông Nam Á đã tăng 41% so với tuần trước đó. Nhất là ở các nước: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Myanmar.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng các biến chủng SARS-CoV-2 mới và nguy hiểm hơn có thể sẽ bùng phát toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu có thể sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, thậm chí là gây lo ngại đến sự phục hồi của nền kinh tế.
Giá khí tự nhiên và xăng RBOB cũng suy yếu theo đà giảm của giá dầu. Hợp đồng xăng RBOB tháng 8 giảm 1,88* xuống mức 2.2505 USD/gallon. Giá khí tự nhiên cùng kỳ hạn giảm 1,26% xuống còn 3,614 USD/mmBTU – mức thấp nhất 1 tuần và là phiên giảm thứ 3 liên tiếp.
Theo báo cáo Tồn kho Khí tự nhiên của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho khí tự nhiên trong các kho ngầm của Mỹ trong tuần 09/07 tăng thêm 55 tỷ feet khối, mức tăng lớn hơn so với kỳ vọng của thị trường ở mức 49 tỷ feet khối. Thời tiết được dự báo sẽ bớt nóng hơn và nhu cầu điều hòa không khí trong 2 tuần tới thấp hơn.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.