Giá dầu thô Brent chính thức vượt mức kháng cự 80 USD/thùng sau khi OPEC+ xác nhận sẽ tuân theo chính sách sản lượng hiện tại trong khi nhu cầu thị trường tăng cao, bất chấp áp lực từ một số quốc gia sẽ tăng cường sản xuất.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 04/10/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/10, giá dầu thô Brent tăng mạnh 2,5% lên 81,26 USD/thùng trở lại mức cao nhất từ năm 2018, trong khi dầu WTI tăng 2,29% lên 77,62 USD/thùng – mức đỉnh 7 năm.
Sau cuộc họp tối qua, OPEC+ xác nhận sẽ duy trì chính sách sản lượng hiện tại, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức này vẫn tung ra thị trường đều đặn 400.000 thùng/ngày (bpd) mỗi tháng cho đến ít nhất tháng 4/2022.
Việc các nhà sản xuất dầu quyết định tăng sản lượng từ từ giữa bối cảnh tồn kho dầu và các mặt hàng nhiên liệu khác của Mỹ như khí tự nhiên đang ở mức thấp làm tăng lo ngại trên thị trường về thiếu hụt nguồn cung trong mùa đông, tạo đà cho giá các mặt hàng nhiên liệu bật tăng. Bên cạnh đó là áp lực lạm phát tại các quốc gia tiêu thụ dầu, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch.
“Với bức tranh nhu cầu và kết quả cuộc họp của OPEC, tâm lý chung xung quanh giá dầu thô là tăng”, John Kilduff – đối tác của Again Capital LCC tại New York cho biết. Theo Cơ quan Giám sát năng lượng, Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu về than đá và khí đốt tự nhiên đã vượt qua mức trước Covid-19 trong khi giá dầu cũng đang bám sát theo. 3/4 nhu cầu năng lượng toàn cầu vẫn sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chưa đến 1/5 là năng lượng tái tạo.
OPEC+ sẽ phải đối mặt với áp lực từ một số quốc gia trong việc bổ sung sản lượng do nhu cầu đã phục hồi nhanh hơn dự kiến ở một số khu vực trên thế giới. Ít nhất 4 quốc gia thuộc OPEC+ gần đây cho biết đang xem xét thúc đẩy sản lượng cao hơn mức đã được thống nhất.
Ngoài ra, giá dầu cũng được hỗ trợ bởi giá khí đốt tăng mạnh. Giá khí tự nhiên tăng cao khiến cho việc chuyển đổi sản xuất điện từ khí sang các nhiên liệu khác trở nên hấp dẫn đối với với các nhà sản xuất. So với đầu năm, giá khí tự nhiên tại châu Âu đã tăng 300%, giá khí tại Mỹ tăng hơn 125%, trong khi giá Brent tăng 56%.
Hợp đồng khí tự nhiên tại Mỹ hôm qua tiếp tục tăng mạnh 2,62% lên 5,766 USD/mmBtu, trong phiên, giá có lúc tăng hơn 7% lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Kết thúc tháng 9 mặt hàng này có mức tăng ấn tượng với con số 32,5%.
Dự báo các nhà máy điện tại Mỹ trong tuần này sẽ sử dụng nhiều nhiên liệu hơn so với dự kiến. Thêm vào đó, giá khí tự nhiên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ tăng.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g