Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, giá các mặt hàng ngũ cốc và hạt lấy dầu trên sở CBOT chủ yếu đều duy trì xu hướng đi ngang.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/09/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giá đậu tương trải qua 1 tuần với mức tăng không đáng kể. Việc kéo dài tuyến đường sắt Ferronorte, tuyến đường sắt duy nhất ở Mato Grosso, đã nhận được sự đồng ý của thống đốc bang và sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển ở Brazil. Điều này có thể sẽ khiến đậu tương của Brazil càng trở nên cạnh tranh hơn so với đậu tương của Mỹ trong những năm sắp tới.
Trong tuần này, thị trường đang mong chờ Báo cáo Tồn kho ngũ cốc hàng quý được Bộ nông nghiệp Mỹ công bố vào ngày 30/09 tới. Số liệu được kỳ vọng không có chênh lệch quá lớn so với trong báo cáo Cung – cầu tháng 9. Tuy nhiên, với tâm lí mong chờ cùng với các thông tin hiện tại đều chưa rõ ràng thì thị trường tuần này có thể sẽ có những rung lắc mạnh hơn.
Tại Trung Quốc, cuộc khủng hoảng năng lượng đã buộc các nhà máy chế biến đậu tương ở một thành phố phía Đông bắc nước này phải đóng cửa trong ít nhất một tuần. Động thái nhằm cắt giảm tiêu thụ năng lượng và đảm bảo nguồn cung cấp điện ngày càng cạn kiệt. Nếu các nhà máy vẫn chưa hoạt động trở lại trong một thời gian dài, nhu cầu về đậu tương từ Trung Quốc sẽ giảm xuống rõ ràng và gây áp lực lên giá đậu tương.
Dầu đậu tương là mặt hàng có mức tăng mạnh nhất thị trường tuần trước chủ yếu nhờ đà tăng của giá dầu thô. Ở Trung Quốc, các nhà máy ép dầu đang phải dừng hoạt động gây ra thiếu nguồn cung ngắn hạn, đặc biệt là trước kì nghỉ lễ quốc khánh kéo dài trong 1 tuần vào ngày 01/10 là yếu tố đối trọng lại với tác động trái chiều với giá dầu đậu tương.
Đối với mặt hàng ngô, thời tiết khô ở khu vực Midwest trong suốt thời gian vừa rồi vẫn đang hỗ trợ cho việc thu hoạch là yếu tố gây áp lực lên giá, tuy nhiên, mức tăng mạnh của giá dầu thô trong tuần vừa rồi đã hỗ trợ tích cực cho giá ethanol giúp cho giá ngô vẫn giữ được diễn biến đi ngang.
Thị trường sẽ tập trung vào quy mô và chất lượng cây trồng vì thu hoạch ngô và đậu tương của Mỹ dự kiến sẽ tăng trên khắp vùng Midwest.
Lúa mì tiếp tục có tuần tăng thứ 2 liên tiếp do lo ngại về nguồn cung. Một loạt các quốc gia nhập khẩu chính đã tiếp nối Ai Cập và mua hàng thông qua các cuộc đấu thầu quốc tế trong tuần vừa rồi đã hỗ trợ cho giá mặt hàng này.
Giá lúa mì toàn cầu vào tháng 8/2021 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2013 do thời tiết bất lợi ở Nga và hạn hán ở Mỹ và Canada.
Triển vọng về một vụ thu hoạch lúa mì lớn ở Australia đã làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung toàn cầu, mặc dù Trung Quốc đã mua một số lượng lớn lúa mì từ Australia. Các nhà dự báo của Australia tuần trước đã nâng mục tiêu sản lượng lúa mì lên 32,6 triệu tấn cho mùa vụ kết thúc vào ngày 30/6/2022, chỉ đứng sau vụ thu hoạch kỷ lục của mùa trước đối với loại cây trồng có giá trị nhất của đất nước.
Vụ mùa bội thu đã đưa lại nhiều hợp đồng lớn cho xuất khẩu lúa mì của Australia. Trung Quốc trở thành nhà thu mua lúa mì lớn nhất trong năm 2021 của Australia, gần 2 triệu tấn lúa mì đã được Trung Quốc ký hợp đồng và sẽ được thu hoạch vào cuối năm.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g