PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Báo cáo WASDE tháng 2 không có nhiều sự thay đổi, thị trường nông sản cần chú ý điều gì tiếp theo

Báo cáo WASDE tháng 2 không có nhiều sự thay đổi, thị trường nông sản cần chú ý điều gì tiếp theo

Báo cáo WASDE tháng 2 của USDA không mang lại nhiều bất ngờ cho thị trường. Các nhà giao dịch nông sản đang chuyển sự chú ý sang những căng thẳng thương mại, đặc biệt là chính sách thuế quan của Tổng thống Trump và nguy cơ trả đũa từ các đối tác lớn như Canada, Trung Quốc và EU, cùng với các báo cáo quan trọng vào cuối tháng 3.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 10/03/2025

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Báo cáo WASDE tháng 2 không có nhiều sự thay đổi, thị trường nông sản cần chú ý điều gì tiếp theo

Báo cáo Cung – cầu Nông sản thế giới tháng 2/2025 (WASDE) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào thứ Ba không có sự bất ngờ nào lớn. USDA không thay đổi dự báo về lượng ngô và đậu tương cuối niên vụ 2024/25 của Mỹ. Trong khi đó, USDA đã tăng dự báo tồn kho lúa mì Mỹ và chỉ thay đổi khiêm tốn đối với lượng ngũ cốc cuối niên vụ 2024/25 toàn cầu.

Điều quan trọng là báo cáo WASDE hôm thứ Ba chỉ xem xét các chính sách thương mại của Hoa Kỳ có hiệu lực tại thời điểm công bố.

USDA cho biết: “Thuế quan của Hoa Kỳ đối với Canada và Mexico đã bị đình chỉ cho đến ngày 2/4 đối với tất cả các sản phẩm được USMCA bảo hộ, bao gồm hầu hết các sản phẩm nông nghiệp có trong báo cáo WASDE. Thuế quan trả đũa cũng được lên lịch bắt đầu vào ngày 2/4. Tuy nhiên, cho đến khi những thuế quan này có hiệu lực, WASDE không đưa chúng vào dự báo.”

Điều này cho thấy các báo cáo WASDE những tháng sắp tới có thể có tác động nhiều hơn đến giá ngũ cốc (có khả năng là giảm giá), liên quan đến nhiều mức thuế trả đũa và lệnh trừng phạt hơn đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

Sự né tránh rủi ro đang kìm hãm đà tăng của thị trường nông sản

Những tuyên bố hàng ngày của Tổng thống Donald Trump về thuế quan của Mỹ và các động thái trả đũa nhanh chóng từ các quốc gia mục tiêu, đã khiến thị trường chung lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu tiềm tàng gây ra suy thoái kinh tế trong nước và toàn cầu. Tâm lý tránh rủi ro trên thị trường là một yếu tố giảm giá đáng kể đối với thị trường tương lai nông sản.

Thị trường nông sản hiện đang kéo dài đà giảm một phần là do lo ngại rằng các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ sẽ ngày càng bị trừng phạt để trả đũa bởi các quốc gia nhập khẩu nông sản lớn. Tuần này, Trump đã áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu, tác động đến tất cả các nhà cung cấp toàn cầu. Liên minh Châu Âu đã công bố áp thuế đối phó đối với hàng hóa của Hoa Kỳ trị giá lên tới 26 tỷ euro (28 tỷ USD) kể từ tháng tới – bao gồm các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, hạnh nhân và thịt lợn.

Các nhà sản xuất thép và nhôm lớn của Châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Úc, cho đến nay vẫn chưa có động thái trả đũa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, lưu ý rằng động thái của Mỹ đã vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ethanol của Mỹ có thể nằm trong tầm ngắm trừng phạt của Canada

Canada, vốn là mục tiêu chính của thuế quan Mỹ, có thể áp dụng các biện pháp phi thuế quan như hạn chế xuất khẩu dầu (CBK25) sang Mỹ, hoặc đánh thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ nếu tranh chấp thương mại leo thang. Hơn nữa, Bộ trưởng Năng lượng Canada Jonathan Wilkinson cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters: “Mọi thứ đều có thể xảy ra.”

Wilkinson cho biết Canada đang cân nhắc áp thuế đối với ethanol của Hoa Kỳ như một phần của đợt trừng phạt thương mại thứ hai nếu Trump tiếp tục làm leo thang chiến tranh thương mại, lưu ý rằng ethanol “hoàn toàn nằm trong danh sách những thứ” có thể phải đối mặt với thuế quan. Tin tức này đã khiến thị trường tương lai ngô (ZCEK25) chịu áp lực bán mạnh hơn vào giữa tuần.

Diễn biến giá hợp đồng tương lai ngô trong một tuần qua. Ảnh: Barchart.com

Đồng USD giảm giá có lợi cho thị trường nông sản

Một yếu tố tích cực đối với thị trường ngũ cốc hiện nay là Chỉ số đô la Mỹ ($DXY) đang có xu hướng giảm, tuần này đã chạm mức thấp nhất trong bốn tháng. Vì hầu hết hoạt động thương mại nông nghiệp thế giới được thực hiện bằng đồng USD, nên đồng bạc xanh mất giá khiến các sản phẩm nông sản của Mỹ có giá cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới khi mua bằng loại tiền tệ khác. Lịch sử cho thấy Chỉ số đô la Mỹ có thể tiếp tục chịu áp lực bán trong những tuần tới hoặc lâu hơn.

Báo cáo của USDA tháng 3 sẽ có nhiều thứ để trông chờ hơn

Các báo cáo về ý định trồng trọt của USDA ngày 31/3 và báo cáo về lượng ngũ cốc dự trữ hàng quý hiện đang nằm trong tầm ngắm của các nhà giao dịch ngũ cốc. Hai báo cáo này nằm trong số những bản phát hành “nhạy cảm” nhất với thị trường của USDA. Các quyết định của nhà sản xuất ở Mỹ về diện tích trồng ngô so với đậu tương vẫn còn chưa chắc chắn. Đậu tương có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc chiến thuế quan, điều này có thể làm giảm diện tích trồng trọt trong bối cảnh lo ngại về giá thấp hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu vào cao hơn có thể thúc đẩy động thái trồng đậu tương thay thế cho ngô. 

Theo Barchart.com

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
🏢 Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
🌐 Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
📼 Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời