PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Phân tích Đậu tương ngày 13/05: Giá đậu tương dự kiến sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn

Phân tích Đậu tương ngày 13/05: Giá đậu tương dự kiến sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn

Giá đậu tương tăng gần 2% trong phiên giao dịch ngày 12/5, được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố tích cực từ căng thẳng thương mại dịu bớt cho tới các số liệu lạc quan trong báo cáo WASDE mới nhất. Giới đầu tư đang kỳ vọng vào một chu kỳ phục hồi nhu cầu, đặc biệt từ thị trường Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ đậu tương hàng đầu thế giới.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 12/05/2025

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?

Phân tích Đậu tương ngày 13/05: Giá đậu tương dự kiến sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn

Thông tin thị trường:

Tâm điểm của thị trường nông sản trong phiên đầu tuần là thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được một bước tiến quan trọng trong đàm phán thương mại. Theo kết quả cuộc gặp cấp cao diễn ra tại Geneva vào ngày 10/5, ngày 12/5 hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ra tuyên bố chung đã nhất trí giảm mạnh mức thuế nhập khẩu hàng hóa trong vòng 90 ngày tới.

Cụ thể, Mỹ điều chỉnh mức thuế suất áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi Trung Quốc cũng giảm mức thuế từ 125% xuống 10%. Động thái này được đánh giá là dấu hiệu rõ nét nhất về khả năng cải thiện quan hệ thương mại song phương sau nhiều tháng căng thẳng. Với đậu tương vốn là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc, kỳ vọng về sự phục hồi nhu cầu đã ngay lập tức phản ánh vào giá.

Đà tăng cũng được củng cố thêm  bởi loạt số liệu tích cực trong báo cáo Cung – Cầu Nông sản Thế giới (WASDE) tháng 5 do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố. Theo đó, tồn kho đậu tương cuối vụ của Mỹ chỉ còn 9,53 triệu tấn, thấp hơn đáng kể so với mức 10,21 triệu tấn trong báo cáo tháng 4 và thấp hơn kỳ vọng thị trường (10,05 triệu tấn). Đáng chú ý, tồn kho cho vụ mới 2025/26 dự báo chỉ đạt 8,03 triệu tấn, giảm tới 16% so với năm trước và thấp hơn nhiều so với dự báo trung bình của các nhà phân tích (9,85 triệu tấn).

Trái với lo ngại trước đó về việc xuất khẩu có thể bị cắt giảm mạnh, USDA chỉ điều chỉnh giảm nhẹ dự báo xuất khẩu đậu tương 952.500 tấn. Trong khi đó, nhu cầu ép dầu nội địa lại được nâng thêm 1,9 triệu tấn, phản ánh triển vọng tiêu thụ trong nước vẫn duy trì tích cực. Giá bán trung bình kỳ vọng của nông dân cũng được điều chỉnh tăng thêm 30 cent, lên mức 376,63 USD/tấn cho vụ mới.

Trong bức tranh toàn cầu, USDA dự báo sản lượng đậu tương của Brazil sẽ đạt mức kỷ lục 175 triệu tấn trong niên vụ 2025/26, tiếp tục củng cố vị thế là quốc gia xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới. Báo cáo cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc sẽ tăng lên 112 triệu tấn. Tuy nhiên, tồn kho đậu tương toàn cầu được dự báo tăng lên 124,33 triệu tấn, cho thấy nguồn cung vẫn khá dồi dào.

Đáng lưu ý, Trung Quốc đang triển khai lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi, với mục tiêu đưa tỷ lệ này xuống dưới 13% vào năm 2025 và còn 10% vào năm 2030. Xu hướng này có thể làm giảm áp lực nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong các niên vụ tới, từ đó ảnh hưởng đến cân bằng cung-cầu toàn cầu.

Trong một diễn biến khác, USDA cũng báo cáo đã xuất khẩu 120.000 tấn ngô tư nhân sang Mexico trong sáng nay, bao gồm 24.000 tấn ngô vụ cũ và 96.000 tấn ngô vụ mới. Theo báo cáo tiến độ vụ mùa, tiến độ trồng đậu tương Mỹ đã hoàn thành 48% tính đến ngày 11/5, cao hơn đáng kể so với tốc độ trung bình 37% và vượt trội so với mức 34% của cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ nảy mầm đạt 17%, nhanh hơn 6 điểm phần trăm so với mức trung bình.

Dữ liệu Kiểm tra Xuất khẩu Hàng tuần ghi nhận các lô hàng đậu tương đạt 426.077 tấn trong tuần kết thúc ngày 8/5, tăng 27,7% so với tuần trước nhưng giảm nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Ai Cập là thị trường nhập khẩu lớn nhất với 127.062 tấn, tiếp theo là Indonesia (85.001 tấn) và Mexico (65.165 tấn). Tổng khối lượng xuất khẩu từ đầu niên vụ đến nay đạt 43,89 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Với những diễn biến tích cực từ cả thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung và số liệu tồn kho thấp hơn dự kiến, thị trường đậu tương dự kiến sẽ duy trì đà tăng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cần theo dõi sát sao diễn biến thực tế của hoạt động xuất khẩu cũng như chiến lược giảm phụ thuộc vào đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc trong thời gian tới.

Phân tích kỹ thuật:

Giá Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 7/2025 (ZSEN25) phá vỡ vùng tích lũy và đi theo xu hướng tăng.

Phiên hôm nay (12/5), nếu duy trì trên 1065, dự báo giá tiếp tục xu hướng tăng, có thể lên vùng 1081 – 1083. Nếu giảm thủng 1062.5, giá có thể về lại vùng 1051 – 1053.

Bài viết liên quan

Trả lời