TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ

Đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ

Thị trường hàng hóa, dịch vụ là một bộ phận quan trọng đối với các hoạt động mua bán và đời sống kinh tế-xã hội. Nhất là trong giai đoạn hội nhập như hiện nay, những đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò thiết yếu để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

[Có thể bạn nên đọc]

Thị trường hàng hóa và dịch vụ là gì?

Thị trường hàng hóa và dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi các loại hàng hóa và dịch vụ nào đó, chủ yếu là sản phẩm cuối cùng và phục vụ tiêu dùng của xã hội. 

Đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ

Đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ

Đặc trưng của thị trường hàng hóa và dịch vụ

Một là, sự đa dạng của các loại hàng hóa trên thị trường, của các thành phần tham gia, của các hình thức và các cấp thị trường hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng lên.

Hai là, cấu trúc của thị trường hàng hóa còn phức tạp với nhiều cấp khác nhau như: bán buôn/bán lẻ, xuất khẩu/nhập khẩu,…

Ba là, hình thức và phạm vi hoạt động của thị trường hàng hóa và dịch vụ có nhiều sự thay đổi so với thị trường truyền thống như bán hàng qua mạng Internet.

Sự hình thành và phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ

1. Quá trình hình thành:

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các chủ thể tham gia vào quá trình lưu thông hàng hóa trên thị trường chủ yếu là thương mại quốc doanh và tập thể. Hoạt động thương mại được quy định theo địa chỉ cụ thể, theo chỉ tiêu kế hoạch.

Các hoạt động kinh doanh được phân loại theo tổ chức sử dụng và hình thành hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh theo từng loại mặt hàng tương ứng như doanh nghiệp hàng tiêu dùng, doanh nghiệp vật tư xây dựng,…

Nhà nước quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ qua các Bộ: Bộ Ngoại thương, Bộ Nội thương. Chế độ hạch toán kinh doanh trong thương mại mang tính hình thức thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh.

Việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh như vậy đã tạo nên một thực trạng là cung-cầu gặp gỡ nhau trước khi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường.

2. Quá trình phát triển:

Việc lưu thông hàng hóa đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị theo quan hệ cung-cầu. Nhiều mặt hàng như gạo, đường, xi măng…vẫn đảm bảo yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu. Quá trình thương mại hóa các yếu tố kinh tế đã cởi trói các nhu cầu và làm cho cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường. 

Sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ

Nhu cầu thị trường phong phú và biến đổi khôn lường

Cuộc cạnh tranh về chất lượng và giá cả từng bước nhường chỗ cho cuộc cạnh tranh bằng dịch vụ. Từ chỗ dịch vụ chỉ là hoạt động hỗ trợ bán hàng đã phát triển thành địa hạt của các nhà đầu tư kinh doanh. Ngành kinh doanh dịch vụ ra đời đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của nền sản xuất xã hội

– Các doanh nghiệp Nhà nước chi phối 70- 75% khâu bán buôn, tỷ trọng bán lẻ chỉ còn 20- 21% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ. 

– Hệ thống hợp tác xã phát huy được vai trò ở nông thôn, miền núi song chỉ còn chiếm trên dưới 1% tổng mức bán lẻ trên thị trường. 

– Lực lượng đông đảo nhất trên thị trường là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư thương, tiểu thương. 

– Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã tham gia vào thị trường nội địa, chiếm tỷ trọng khoảng 3% trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá phân theo thành phần kinh tế (giá hiện hành)

 Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Tổng số Trong đó
Quốc doanh Tập thể Tư nhân
Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%)
1990 19031,2 5788,7 30,4 519,2 2,7 519,2 66,9
1991 33403,6 9000,8 26,9 662,4 2,0 662,4 71,1
1992 51214,5 12370,6 24,2 563,7 1,1 563,7 74,7
1993 67273,3 14650,0 21,8 612,0 0,9 612,0 77,3
1994 93940,0 22921 24,4 751,5 0,8 751,5 74,8
1995 121160,0 27367,0 23,6 1060,0 0,9 1060,0 75,5
1996 145874,0 31123,0 23,3 1358,0 0,9 1358,0 75,8
1997 161899,7 32369,2 22,0 1244,6 0,8 1244,6 77,2
1998 185598,7 36093,8 19,4 1212,6 0,7 1212,6 79,9
1999 200923,7 37500,0 18,6 1400,0 0,7 1400,0 80,7
2000 220400 39231,2 17,8 1763,2 0,8 1763,2 81,4
2001 245300 40965,1 16,7 2453,0 1,0 2453,0 82,3
2002 277000 45428 16,4 3601 1,3 3601 82,3
2003 310500 50301 16,2 4036,5 1,3 4036,5 82,5

Nguồn: Niên giám Thống kê 2001 và kinh tế Việt Nam & thế giới 2003- 2004

Qua nội dung về đặc trưng và sự phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ trong nền kinh tế thị trường định hướng CNXH, hy vọng rằng các nhà đầu tư đã nắm rõ các kiến thức cơ bản về thị trường Việt Nam qua từng giai đoạn. Từ đó, đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, rõ ràng và nhanh nhạy!

Bài viết liên quan

Trả lời