TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Chính sách tiền tệ thắt chặt đè nặng lên giá các kim loại quý

Chính sách tiền tệ thắt chặt đè nặng lên giá các kim loại quý

Bảng giá các mặt hàng trong nhóm kim loại quý tiếp tục chìm trong sắc đỏ, chủ yếu do sức mạnh của đồng Dollar Mỹ sau những phát biểu của Chủ tịch Fed, làm giảm sức hấp dẫn của kim loại không có lợi suất.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 04/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Chính sách tiền tệ thắt chặt đè nặng lên giá các kim loại quý

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/11, trên thị trường kim loại quý, giá bạc giảm 0,84% xuống 19,43 USD/ounce, bạch kim đánh mất 2,82% giá trị xuống 924,1 USD/ounce, giá vàng kỳ hạn tháng 12 cũng giảm 1,2% xuống mức 1.630,9 USD.

Dollar Index tăng mạnh 1,42% là nguyên nhân chính gây sức ép lên giá các mặt hàng kim loại quý trong phiên hôm qua. Sau cuộc họp chính sách tháng 11, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng trần lãi suất lên cao hơn cả mức 4,6% khiến cho tâm lý thị trường tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh và dòng tiền tiếp tục chuyển vào các tài sản an toàn. Tuy vậy, sức hấp dẫn của kim loại quý giảm bớt do đây là tài sản không sinh lời.

Đà giảm bị hạn chế khi phiên tối Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) tăng lãi suất lần thứ 8 liên tiếp, thêm 75 điểm phần trăm lên mức 3% để khống chế lạm phát, mức tăng lãi suất lớn nhất của BoE kể từ năm 1989. Đồng thời, BoE cũng ước tính nền kinh tế Anh sẽ bước vào suy thoái trong quý III năm nay và suy thoái sẽ kéo dài đến giữa năm 2024, khiến nền kinh tế suy giảm 2,9%.

Cả giá bạc và bạch kim chỉ có một đợt tăng nhẹ vào đầu tháng 3 năm nay, khi mà các nhà đầu tư đều lo ngại về rủi ro xung đột địa chính trị giữa Nga-Ukraine. Tuy nhiên sau đó, tiến trình tăng lãi suất gắt gao của các Ngân hàng Trung ương trên thế giới đã khiến cho giá bạc và giá bạch kim không ngừng lao dốc.

Fed hiện đang là cơ quan tiên phong trong việc tiến hành các chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng USD mạnh lên trực tiếp khiến cho giá của bạc và bạch kim chịu sức ép. Một mặt, vai trò trú ẩn của nhóm kim loại quý sẽ bị thất thế trước đồng USD và các tài sản sinh lời dựa trên đồng bạc xanh như Trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Mặt khác, lãi suất cao hơn cũng khiến cho dòng tiền chảy vào các thị trường tài chính, trong đó có thị trường kim loại quý bị giảm bớt nên sức mua khó có thể áp đảo sức bán như giai đoạn trước đây.

Fed vẫn đang rất “lấp lửng” về khả năng tăng/giảm tốc độ tăng lãi suất, bất chấp những lo ngại về việc nền kinh tế Mỹ suy thoái. Hôm nay, thị trường sẽ tập trung phân tích dữ liệu bảng lương phi nông của Mỹ trong tháng 10 nhằm đánh giá khả năng suy thoái kinh tế thông qua thị trường lao động, đồng thời sẽ là cơ sở cho dự đoán về mức tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 của Fed.

CME Watch Tool đang cho thấy xác suất Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50 và 75 điểm cơ bản lần lượt là 61,5% và 38,5%. Mặc dù vậy, vẫn còn sớm để khẳng định rằng tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ đã giảm bởi, những kịch bản này sẽ thay đổi nếu các số liệu kinh tế của tháng 10 được công bố. Có thể thấy, các chính sách của Fed đang ngày một khiến cho thị trường kim loại quý gặp sức ép nhiều hơn.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời