Hai tổ chức lớn là IEA và EIA đồng quan điểm giá dầu sẽ hạ nhiệt trong cuối năm nay với triển vọng nguồn cung tăng lên. Tuy nhiên, khủng hoảng trên thị trường khí đốt chưa kết thúc vẫn có thể là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu duy trì ở mức cao.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 12/11/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch ngày 16/11, dầu thô Brent tăng 0,46% lên 82,43 USD/thùng, trong khi đó dầu thô WTI giảm 0,15% xuống 80,76 USD/thùng. Hai loại dầu thô đã có diễn biến trái chiều ở phiên thứ 2 liên tiếp nhưng đảo xu hướng cho nhau trong phiên này.
Nhà phân tích Carsten Fritsch thuộc Commerzbank cho biết, thị trường dầu trong ngắn hạn sẽ vẫn thắt chặt. Hãng tin TASS dự báo giá dầu có thể đạt 120 USD/thùng trong nửa cuối năm 2022, thông tin này mang lại hỗ trợ giá.
Trong khi đó, sản lượng dầu từ lưu vực Permian Texas dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục 4,953 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 12/2021. Đồng thời, tồn trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ tăng trong tuần thứ 4 liên tiếp, với các nhà phân tích dự báo tồn trữ dầu thô trong tuần trước tăng khoảng 1,4 triệu thùng.
Mặt khác, tại Báo cáo thị trường dầu tháng 11 hôm qua, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng giá dầu sẽ hạ nhiệt trong cuối năm, đồng quan điểm với Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng (EIA), nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung tăng lên làm giảm tình trạng thiếu hụt trên thị trường hiện tại. Các chuyên gia thuộc IEA dự báo, giá dầu Brent trung bình sẽ ở mức 71,5 USD/thùng trong năm 2021 và 79,4 USD/thùng trong năm 2022.
Dù vậy, với việc Đức hoãn cấp phép cho đường ống Nord Stream 2 và Nga trì hoãn chuyển khí tự nhiên cho châu Âu, vẫn còn khả năng khủng hoảng từ thị trường khí lan sang thị trường dầu trong mùa đông năm nay, là động lực để giá dầu vẫn neo trên vùng 80 USD/thùng.
Giá khí đốt tại châu Âu đã tăng mạnh sau khi Cơ quan Quản lý năng lượng Đức hôm qua thông báo tạm đình chỉ tiến trình phê duyệt dự án đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) đưa khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức. Lý do được đưa ra là vì công ty vận hành dự án này chưa tuân thủ luật pháp Đức.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng tăng theo thị trường châu Âu do lo ngại sản lượng từ Nga cung cấp sẽ không cao như kỳ vọng trước đó. Cùng với dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu sưởi ấm trong tuần tới cao hơn so với dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại Mỹ tăng mạnh. Hợp đồng khí tự nhiên kỳ hạn tháng 12/2021 tăng 3,19% lên 5,177 USD/mmBtu – cao nhất kể từ ngày 8/11/2021.
Giá xăng RBOB tại Mỹ cũng vẫn tăng nhẹ 0,9% lên 2.3497 USD/gallon.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g