Giá xăng, dầu và khí tự nhiên đã đã đảo chiều giảm sau những chuỗi phiên tăng mạnh liên tiếp. Thị trường năng lượng đã, đang và sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều pha biến động mạnh.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/10/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giá khí tự nhiên giảm hơn 10%
Khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 10% sau khi tăng lên mức cao nhất 12 năm trong phiên trước đó. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/10, giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2021 tại Mỹ giảm 10,1% xuống 5,675 USD/mmBtu. Đây là phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2020. Trong phiên trước đó, giá khí tự nhiên tăng hơn 9% lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2008.
Ngay trong lúc giá khí tự nhiên tại thị trường châu Âu và Mỹ tăng mạnh do thiếu hụt nguồn cung, Tổng thống Nga Putin lại đề xuất khả năng cung cấp thêm lượng lớn khí để ổn định thị trường, mặc dù ông cũng nêu ra một số điều kiện cần thiết. Giá khí tự nhiên tại Mỹ ngay lập lức giảm mạnh sau thông tin này.
Dầu thô giảm gần 2% khi tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng
Giá dầu đã đảo chiều giảm sau 4 phiên tăng liên tiếp, dầu thô WTI giảm 1,9% xuống 77,43 USD/thùng; dầu thô Brent giảm 1,8% xuống 81,08 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 83,47 USD/thùng – cao nhất kể từ tháng 10/2018. Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu Brent đã tăng hơn 50%.
Đà tăng trong phiên sáng của dầu thô bị xoá sạch sau khi nguồn cung có khả năng tăng lên từ phía Mỹ và Nga – 2 nước có sản lượng và dự trữ năng lượng lớn. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ cho biết Mỹ có khả năng giải phóng tồn kho ở quy mô lớn hơn để bình ổn thị trường. Thông tin này, kết hợp với diễn biến tại thị trường khí tự nhiên đã gây áp lực lớn đến giá các mặt hàng năng lượng.
Báo cáo Dầu khí hàng tuần của EIA cho biết, tồn kho dầu thô và xăng của Mỹ trong tuần kết thúc 01/10 đồng loạt tăng mạnh. Theo đó, tồn trữ dầu tăng 2,3 triệu thùng, so với dự kiến giảm 418.000 thùng; tồn trữ xăng cũng tăng, trong khi tồn trữ các sản phẩm chưng cất giảm nhẹ. Giá xăng RBOB phiên hôm qua đóng cửa giảm 2,11% xuống mức 2.3082 USD/gallon.
Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên 11,3 triệu thùng/ngày, hồi phục từ đợt đóng cửa liên quan đến bão cách đây hơn 1 tháng lên gần mức cao nhất của đại dịch. Sản xuất tại khu vực Vịnh Mexico gần như đã quay trở lại bình thường, trong khi nhập khẩu ròng cũng tăng. Tuy nhiên, mức sản lượng này vẫn xa so với mức cao kỷ lục 13 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Mức giá cao của WTI trong thời gian gần đây đã khiến cho các nhà sản xuất dần ưa thích sản phẩm nhập khẩu, để tranh thủ mức giá tốt hơn. Bên cạnh đấy, nước Mỹ vẫn đang sử dụng dầu từ kho dự trữ chiến lược (SPR) để đảm bảo sản xuất sau tác động của Ida từ tháng 9, khiến cho giá tăng mạnh.
Fatih Birol, Giám đốc Điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng và phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2022.
Tuy nhiên, tốc độ phục hồi tại các khu vực sẽ không đồng đều và châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy nhu cầu. Cho đến cuối năm 2022, nhu cầu của châu Á dự kiến sẽ cao hơn 1,5 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm 2019 và bù đắp cho sự sụt giảm tại châu Âu, Bắc Mỹ cũng như các khu vực khác. Thị trường năng lượng sẽ chứng kiến nhiều biến động. Nếu như không có các thay đổi lớn trong chính sách của chính phủ và thay đổi hành vi tiêu dùng thì nhu cầu dầu toàn cầu vẫn sẽ tăng lên trong vài năm.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g