TIN NỔI BẬT, TIN TỨC HỮU NGHỊ

Những khoản phí nhà đầu tư phải trả khi giao dịch hàng hóa và giao dịch chứng khoán cơ sở

Khoản phí nhà đầu tư phải trả khi giao dịch hàng hóa và giao dịch chứng khoán cơ sở

Khi bạn đầu tư hàng hóa hay chứng khoán nghĩa là bạn đang sở hữu một loại tài sản và sử dụng dịch vụ của các bên cung cấp để kiếm tiền. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả phí để sử dụng các dịch vụ giao dịch đó. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà đầu tư hiểu rõ về các khoản phí phải trả khi giao dịch hàng hóa và chứng khoán cơ sở.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread – loại hình đầu tư hạn chế rủi ro

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 21/06/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Khoản phí nhà đầu tư phải trả khi giao dịch hàng hóa và giao dịch chứng khoán cơ sở

So sánh cơ bản các loại phí khi giao dịch hàng hóa và chứng khoán cơ sở

Chi phí phát sinh khi giao dịch hay đầu tư bất kỳ loại hình nào cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư nào cần phải hiểu rõ!

So sánh phí phải trả khi giao dịch hàng hóa và chứng khoán

So sánh các khoản phí cơ bản nhà đầu tư phải trả khi giao dịch hàng hóa và chứng khoán cơ sở.

Các khoản phí khi giao dịch chứng khoán cơ sở

Những loại phí nhà đầu tư cần quan tâm khi giao dịch chứng khoán bao gồm: Phí trả cho công ty chứng khoán (CTCK); Phí trả cho Sở giao dịch chứng khoán; Thuế và Phí dịch vụ lưu ký chứng khoán và chuyển quyền sở hữu chứng khoán.

Khoản phí tiêu biểu mà nhà đầu tư cần trả cho CTCK bao gồm phí môi giới đối với giao dịch chứng khoán qua sàn và giao dịch lô lẻ.

Phí môi giới là khoản phí xuất hiện thường xuyên nhất vì khoản phí này sẽ được tính mỗi khi chủ tài khoản thực hiện giao dịch. Vì lý do đó, các CTCK thường công bố rõ ràng mức phí môi giới. Biểu phí giao dịch sẽ khác nhau ở các CTCK, một số CTCK còn quy định cụ thể dựa trên loại hình giao dịch hoặc hạn mức giao dịch của chủ tài khoản.

Phí môi giới và chuyển khoản ngân hàng của 10 CTCK có thị phần lớn nhất HOSE quý I/2021. Nguồn: FILI

Nhà đầu tư cũng nên lưu ý tới phí chuyển khoản ngân hàng, khoản phí này phát sinh khi nhà đầu tư có nhu cầu nộp/rút tiền từ tài khoản chứng khoán.

Ngoài ra, CTCK còn cung cấp một số dịch vụ khác như xác nhận số dư tài khoản, sao kê giao dịch, trích lục hồ sơ hoặc phong tỏa chứng khoán khi có yêu cầu từ chủ tài khoản hoặc bên thứ ba nhằm tạo cơ sở pháp lý phục vụ nhu cầu của chủ tài khoản. CTCK cũng có thu phí đối với các gói dịch vụ SMS và bảo mật khi giao dịch.

Phí một số dịch vụ khác của 10 CTCK có thị phần lớn nhất HOSE quý 1/2021. Nguồn: FILI

Bên cạnh khoản phí môi giới trả cho CTCK, nhà đầu tư sẽ chịu thêm các khoản phí trả cho Sở Giao dịch chứng khoán vì đây là tổ chức quản lý thị trường chứng khoán, tạo ra địa điểm và phương tiện phục vụ việc mua, bán chứng khoán. Biểu phí dịch vụ trả cho Sở giao dịch được quy định cụ thể tại Thông tư 127/2018/TT-BTC về giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại Sở Giao dịch chứng khoán (Sở GDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Phí dịch vụ giao dịch được áp tại Sở GDCK theo Thông tư 127/2018/TT-BTC.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần quan tâm tới các khoản phí dịch tại VSD. Thông tư 127/2018/TT-BTC quy định cụ thể giá dịch vụ của VSD, trong đó, hai khoản mục cần lưu ý là dịch vụ lưu ký chứng khoán và chuyển quyền sở hữu chứng khoán không thông qua hệ thống của Sở GDCK. Lưu ký là một trong những điều kiện để thực hiện giao dịch thì chuyển quyền sở hữu không thông qua Sở sẽ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như biếu, tặng chứng khoán, chào mua công khai hay bán phần vốn Nhà nước,…

Bên cạnh đó, đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là nghĩa vụ bắt buộc của các nhà đầu tư khi phát sinh thu nhập trên thị trường chứng khoán. Theo quy định, mỗi khi bán chứng khoán, người bán chịu khoản thuế TNCN tương ứng 0,1% giá trị giao dịch bất kể lãi hay lỗ.

Đối với trường hợp cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt hoặc bán chứng khoán nhận được từ chia thưởng, chi cổ tức, theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020, nhà đầu tư chứng khoán sẽ bị khấu trừ 5% thuế TNCN trên khoản thu nhập kiếm được.

Khi giao dịch chứng khoán, các phần mềm giao dịch để nhà đầu tư thao tác đặt lệnh sẽ do các CTCK cung cấp, đa số các phần mềm hiện nay đều không thu phí và các nhà đầu tư có thể dễ dàng tải về thông qua Google play và App Store.

Các khoản phí trong giao dịch hàng hóa

Đối với giao dịch hàng hóa, các loại phí nhà đầu tư cần trả ít hơn so với khi tham gia thị trường chứng khoán cơ sở. Bao gồm: Phí dịch vụ giao dịch (trả cho cả công ty dịch vụ và Sở giao dịch) và phí sử dụng phần mềm giao dịch.

1. Phí giao dịch:

Phí giao dịch ở đây là khoản mà nhà đầu tư phải trả cho 1 lần thực hiện lệnh trên 1 LOT giao dịch. Mức phí chung hiện tại dành cho khách hàng là 350.000 VNĐ/LOT thường và 300.000 VNĐ/LOT đối với mặt hàng mini (ngô mini, đậu tương mini, dầu WTI mini,…). Khoản phí giao dịch này để trả cho Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) – đơn vị tổ chức quản lý thị trường giao dịch hàng hoá duy nhất tại Việt Nam, cung cấp các công cụ giao dịch và cho công ty cung cấp dịch vụ giao dịch cho khách hàng.

Nhà đầu tư không cần trả phí môi giới cho công ty hay các loại phí mở/đóng tài khoản, sao kê khác. Số tiền 350.000đ/LOT giao dịch đã bao gồm các dịch vụ này.

Mức phí trên là mức phí chung mà MXV áp dụng cho toàn thị trường. Tuy nhiên, đối với những khách hàng tiềm năng, nhiều công ty dịch vụ là Thành viên Kinh doanh của MXV cũng sẽ có những ưu đãi dành riêng cho nhà đầu tư.

2. Phí sử dụng phần mềm giao dịch CQG:

CQG – hệ thống phần mềm được sử dụng phổ biến trên các giao dịch phái sinh hàng hóa hàng đầu trên thị trường hiện nay – nền tảng hỗ trợ giao dịch hàng hóa cho phép các nhà đầu tư truy cập dữ liệu giá và thực hiện các lệnh tới hơn 45 Sở giao dịch trên thế giới. Từ đó, người dùng có thể theo dõi biến động thị trường quốc tế và tối ưu hóa các thao tác giao dịch một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Phí duy trì tài khoản CQG mà nhà đầu tư phải trả để thực hiên các thao tác mua/bán lệnh là 720.000đ/tháng. Ngoài ra, để xem thêm các tính năng nâng cao như hiển thị giá, dữ liệu cung cầu thị trường,… thì nhà đầu tư có thể mua thêm các gói trên từng Sở giao dịch.

PHÍ DỊCH VỤ SỬ DỤNG PHẦN MỀM CQG
STT LOẠI PHÍ THÔNG TIN CHI TIẾT PHÍ DỊCH VỤ
(VNĐ/THÁNG)
1 Phí duy trì tài khoản CQG Là phí cố định sử dụng dịch vụ trên phần mềm hàng tháng:
– Duy trì tài khoản
– Đặt/Sửa lệnh trên tài khoản giao dịch
– Sử dụng phần nền trên các nền tảng Desktop, Mobile, phần mềm CQG Trader.
720.000
2 Gói giao dịch trên CME Duy trì hiển thị giá và cung cầu thị trường tại các Sở Giao dịch:
– CBOT
– NYMEX
– COMEX
890.000
Duy trì hiển thị giá khớp lệnh tại các Sở Giao dịch:
– CBOT
– NYMEX
– COMEX
90.000
3 Gói giao dịch trên Sở CBOT Duy trì hiển thị giá và cung cầu thị trường tại Sở Giao dịch CBOT 320.000
Duy trì hiển thị giá khớp lệnh 30.000
4 Gói giao dịch trên Sở NYMEX Duy trì hiển thị giá và cung cầu thị trường tại Sở Giao dịch NYMEX 320.000
Duy trì hiển thị giá tại các Sở Giao dịch NYMEX 30.000
5 Gói giao dịch trên Sở COMEX Duy trì hiển thị giá và cung cầu thị trường tại Sở Giao dịch COMEX 320.000
Duy trì hiển thị giá khớp lệnh 30.000
6 Gói giao dịch trên Sở ICE US Cung cấp các dữ liệu thị trường 3.440.000
7 Gói giao dịch trên Sở ICE EU Cung cấp các dữ liệu thị trường 3.870.000
8 Gói giao dịch trên Sở OSE Duy trì hiển thị giá và cung cầu thị trường tại Sở Giao dịch OSE 830.000
9 Gói giao dịch trên Sở SGX Cung cấp các dữ liệu thị trường 540.000

Bảng phí sử dụng dịch vụ hệ thống phần mềm CQG.

Ngoài ra, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cũng cung cấp phần mềm giao dịch M-system là hệ thống phần mềm quản lý và giao dịch được phát triển bởi MXV, bao gồm các chức năng: Quản lý tài khoản người dùng bao gồm các thông tin cá nhân, trạng thái (mở/tất toán) của nhà đầu tư; Quản lý lệnh, tại màn hình “Quản lý đặt lệnh” sẽ hiển thị chi tiết các lệnh trong phiên giao dịch của Tài khoản giao dịch, thực hiện các thao tác đặt/hủy lệnh, nộp/rút tiền; Cung cấp các báo cáo giao dịch, báo cáo lịch sử nộp rút tiền, báo cáo sao kê khách hàng. Khi đăng ký mở tài khoản và thực hiện giao dịch thông qua Thành viên Kinh doanh của MXV, nhà đầu tư sẽ được hướng dẫn cách cài đặt, sử dụng phần mềm và cung cấp tài khoản mà không mất phí.

Đối với nghĩa vụ nộp thuế, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có quy định đối với các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch hàng hóa.

Tham khảo: FILI.

Theo dõi thêm các tin tức về diễn biến thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời