TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Xả kho dự trữ có khiến giá dầu thế giới gặp lực cản trước mốc 90 USD/thùng?

Trước thềm cuộc họp OPEC+, Mỹ cân nhắc giải phóng 180 triệu thùng dầu dự trữ

Sau khi kết thúc xu hướng tăng liên tục từ giữa tháng 08/2021 đến tháng 10/2021, giá dầu thế giới đang bước vào giai đoạn điều chỉnh. Thị trường đang có nhiều thông tin trái chiều, khiến việc dự đoán giá dầu trở nên phức tạp hơn. Ngay cả những tổ chức uy tín nhất trên thế giới cũng đều đang tỏ ra thận trọng trong bổi cảnh này.

[Hữu ích cho nhà đầu tư] 

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 12/11/2021

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Xả kho dự trữ có khiến giá dầu gặp lực cản trước mốc 90 USD/thùng?

Giá dầu thế giới điều chỉnh giảm của từ cuối tháng 10/2021

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã từng đưa ra dự báo giá dầu thô có thể đạt đỉnh ở mức 90 USD/thùng. Tuy nhiên, kể từ khi dầu WTI chạm mức 85,29 USD/thùng, giá dầu lại bước vào một giai đoạn điều chỉnh mạnh gần 10 USD/thùng chỉ trong vòng 3 tuần. Giá bắt đầu có dấu hiệu suy yếu khi Iran và Mỹ thông báo nối lại cuộc đàm phán hạt nhân sau nhiều tháng trì hoãn, mở đường cho việc cắt giảm các lệnh cấm xuất khẩu dầu thô. Điều này làm tăng khả năng dầu thô Iran sẽ quay trở lại thị trường quốc tế, gia tăng nguồn cung và gây áp lực lên giá.

Bên cạnh đó, việc một số tổ chức uy tín đưa ra nhận định rằng thị trường dầu thế giới sẽ chuyển sang tình trạng thặng dư vào 3 tháng cuối năm sau cũng là một yếu tố khiến giá suy yếu.

Tuy nhiên, áp lực thực sự chỉ xuất hiện vào tháng 11/2021 khi có các tin đồn cho rằng Mỹ sẽ mở kho dự trữ chiến lược (SPR) cùng với các quốc gia tiêu thụ lớn ở châu Á nhằm mục đích kiềm chế đà tăng và giảm bớt áp lực lạm phát.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/11/2021, dầu thô WTI và dầu thô Brent đều giảm nhẹ, xuống mức 78,39 USD/thùng và 82,25 USD/thùng.

Xả kho dự trữ có khiến giá dầu thế giới gặp lực cản trước mốc 90 USD/thùng?

Diễn biến giá dầu thô WTI từ đầu năm đến nay

Tác động của việc giải phóng tồn kho từ các quốc gia tiêu thụ lớn và phản ứng của OPEC+

Mỹ chính thức đưa ra thông tin về việc kết hợp với Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Anh để mở bán dầu thô từ kho dự trữ chiến lược vào tối ngày 23/11/2021, với kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, thị trường lại phản ứng theo chiều ngược lại và đẩy giá tăng ngay lập tức. Nguyên nhân chính là do lượng dầu thô dự kiến sẽ tung ra thị trường chỉ là 50 triệu thùng, thấp hơn so với kỳ vọng của giới đầu tư.

Ngoài ra, trong số đó 32 triệu thùng dầu sẽ được phân bổ từ tháng 1 đến tháng 4 năm sau, còn 18 triệu thùng còn lại chưa có lịch trình mở bán cụ thể. Các nước khác cũng đưa ra số liệu tương đối thấp: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản dự kiến sẽ giải phóng lần lượt 5 triệu thùng, 4,2 triệu thùng và 3,8 triệu thùng. Trung Quốc cho đến giờ chưa công bố con số mở bán chính thức.

Mặc dù các quốc gia đồng ý tham gia kế hoạch mở kho dầu với Mỹ, nhưng bản thân họ cũng có những giải pháp thay thế khác hiệu quả hơn, chẳng hạn như giảm thuế nhiên liệu và cung cấp các khoản trợ cấp cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, lượng dầu thô được tung ra thị trường không nhiều như kỳ vọng của thị trường trước đó, hơn nữa các đợt giải phóng được dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều tháng cho nên không tạo ra nhiều áp lực cho thị trường.

Cho đến nay, thời điểm thực tế mà các nước nói trên sẽ thực hiện kế hoạch vẫn chưa được công bố chính thức. Các công ty dầu khí ở Đông Nam Á thậm chí còn cho rằng hành động này chỉ đủ để nguồn cung tăng thêm một ít chứ không thể kìm hãm đà tăng của giá dầu. Thông tin SPR được mở ra đã có ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với thông tin chính thức về khối lượng dầu thô được giải phóng, do đó trong tương lai sẽ không thể gây thêm nhiều áp lực lên giá.

Trước sức ép này, OPEC+ được cho rằng sẽ xem xét lại chính sách sản lượng của họ trong cuộc họp vào tuần sau và có thể sẽ điều chỉnh kế hoạch tăng sản lượng để tiếp tục hỗ trợ giá dầu và khẳng định vị thế của mình trên thị trường dầu. Cùng với các tổ chức lớn, bộ phận cố vấn của OPEC+, cho biết hành động của Mỹ và châu Á sẽ làm cho thặng dư nguồn cung toàn cầu vào đầu năm 2022 tăng thêm chứ không giải quyết tình hình hiện tại.

Các yếu tố cần theo dõi trong thời gian tới

Từ giờ cho đến cuối năm, có 2 yếu tố quan trọng cần được theo dõi sát sao đó là cuộc họp tháng 12 của OPEC+ và nguồn cung từ Iran. Chính sách sản lượng của OPEC+ vào tháng 01/2021 sẽ được quyết định vào cuộc họp tuần tới và thị trường đang đồn đoán rằng nhóm sẽ không tăng sản lượng ở mức 400.000 thùng/ngày. Nếu điều này xảy ra thì giá dầu có thể sẽ bật tăng trở lại.

Về thỏa thuận Mỹ và Iran, mặc dù chưa 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung nhưng theo kế hoạch thì các cuộc đàm phán sẽ được nối lại vào ngày 29/11/2021. Trên thực tế, Iran vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu thô đến Trung Quốc bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ nhưng Nhà Trắng quyết định không gây áp lực lên nền kinh tế lớn nhất châu Á, một phần là để nhận được sự ủng hộ từ quốc gia này trong việc giải phóng tồn kho. Tuy nhiên, về mặt lý thuyết thì bất kỳ tiến triển nào đều có thể gây áp lực lên giá dầu trong trung hạn và ngược lại, nếu nguồn cung từ Iran không quay trở lại thị trường thì giá sẽ tăng trong ngắn hạn.

Hàng hóa 247.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời