TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Triển vọng của thị trường năng lượng và kim loại trong dịp cuối năm

Triển vọng của thị trường năng lượng và kim loại trong dịp cuối năm

Triển vọng thị trường năng lượng và kim loại sẽ khó có sự bứt phá mạnh trong giai đoạn cuối năm nay, khi đang chịu nhiều sức ép lớn về yếu tố vĩ mô cũng như cán cân cung cầu.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Triển vọng của thị trường năng lượng và kim loại trong dịp cuối năm

Các vấn đề mà thị trường năng lượng và kim loại đang phải đối mặt

James Bullard Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang tại St. Louis cho biết một quy tắc chính sách tiền tệ cơ bản sẽ yếu cầu lãi suất tăng lên ít nhất khoảng 5%, trong khi các giả định chặt chẽ hơn sẽ khuyến nghị lãi suất lên trên 7%.

Đồng Dollar Mỹ ghi nhận đà phục hồi trở lại trong phiên hôm qua sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard, đã khẳng định lãi suất vẫn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trong thời gian tới. USD cũng tăng, một đồng USD mạnh khiến các mặt hàng năng lượng như dầu mỏ, xăng hay các kim loại bị đắt hơn cho người giữ các ngoại tệ khác.

Ông Bullard cho rằng chính sách mục tiêu của Fed cần tăng lên ít nhất trong phạm vi từ 5% đến 5,25% so với mức hiện tại dưới 4%. Đồng thời, ông cũng cho rằng việc tăng lãi suất cho đến nay “chỉ có tác động giới hạn nhất định đối với lạm phát đang được quan sát”. Chủ tịch Fed tại Minneapolis, Neel Kashkari, cũng cho biết việc tăng lãi suất nên tiếp tục cho đến khi có bằng chứng rõ ràng là lạm phát đã đạt đỉnh. Lãi suất tăng cao làm tăng chi phí vay cho nền kinh tế, làm giảm các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và từ đó gây sức ép lên giá các hàng hóa.

Bên cạnh đó, thị trường lao động vẫn chưa cho thấy dấu hiệu áp lực nào đáng kể, với số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm 4.000 người xuống mức 222.000 người trong tuần trước.

Thị trường tiếp tục đón nhận các thông tin tiêu cực về dịch COVID-19 ở Trung Quốc, khi chính phủ vẫn không có dấu hiệu gì sẽ khoan nhượng về chính sách Zero-COVID. Trung Quốc báo cáo số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày đang tăng. Lo ngại về các hoạt động phong tỏa sẽ làm giảm nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu thế giới này.

Lực bán hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường kim loại

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, sắc đỏ bao phủ toàn bộ các mặt hàng trong nhóm kim loại. Đối với nhóm kim loại quý, giá bạcbạch kim đồng loạt suy yếu với các mức giảm ghi nhận lần lượt là 2,55% xuống 20,97 USD/ounce và 2,43% xuống 991,5 USD/ounce.

Tâm lý của nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trên các thị trường rủi ro, thúc đẩy nhu cầu nắm giữ tiền mặt có tính thanh khoản cao, đồng Dollar Mỹ phục hồi do đó đã khiến lực bán gia tăng trên thị trường kim loại quý.

Đối với thị trường kim loại cơ bản, đồng COMEX ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức giảm 2,27% xuống 3,68 USD/pound. Bên cạnh sức ép từ đà tăng trở lại của đồng Dollar Mỹ, dữ liệu về số giấy phép xây dựng của Mỹ giảm 38.000 xuống 1,526 triệu trong tháng 10, phản ánh áp lực chi phí vay tác động đến thị trường bất động sản khiến cho nhu cầu về đồng cũng trở nên hạn hẹp hơn. Ngoài ra, với việc Đảng Cộng hòa giành ưu thế ở Hạ viện, họ đang chuẩn bị thiết lập kế hoạch thúc đẩy khai thác kim loại như lithium và đồng nhằm tự chủ ngành EV, bằng cách rút bớt một nửa thời gian xem xét phê duyệt giấy phép khai thác. Điều này cũng làm tăng kỳ vọng về nguồn cung đồng, gây áp lực đến giá.

Niken LME tiếp tục phiên giảm mạnh gần 9% sau khi Sở LME trong một động thái tăng cường giám sát với những biến động mạnh trên thị trường này, đã tăng mức ký quỹ thêm 28%, từ 4.765 USD lên 6.100 USD.

Một loạt các thông tin tiêu cực đang đẩy giá dầu xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 10

Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ 3 trong tuần. Cụ thể, dầu WTI giảm mạnh 4,62% xuống 81.64 USD/thùng, trong khi giá Brent giảm 3,31% xuống 89,78 USD/thùng, chính thức đánh mất mốc 90 USD/thùng.

Dầu thô cũng chịu sức ép từ phiên sáng khi thị trường tiếp tục đón nhận các thông tin tiêu cực về dịch COVID-19 ở Trung Quốc. Cùng với đó là các thông tin về một số cuộc biểu tình diễn ra ở nước này, tuy nhiên chính phủ vẫn không có dấu hiệu gì sẽ khoan nhượng về chính sách Zero-COVID. Các bất ổn về xã hội tại nước này có thể làm lu mờ các chính sách hỗ trợ kinh tế mà chính phủ đưa ra. Hiện tại, Trung Quốc đã yêu cầu nhà cung cấp chính là Saudi Arabia giảm khối lượng dầu cung ứng cho các nhà máy lọc dầu, cũng như giảm tốc độ trong việc mua dầu Nga.

Giá dầu tiếp tục giảm sâu khi các Chủ tịch của Fed thể hiện quan điểm “diều hâu” trong chính sách tiền tệ. Thậm chí trên thị trường còn có ý kiến cho rằng lãi suất phải tăng lên mức 7% để khống chế lạm phát. Lãi suất tăng cao làm tăng chi phí vay cho nền kinh tế, làm giảm các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và từ đó gây sức ép lên giá dầu. Dollar Index tăng mạnh cũng khiến cho chi phí nhập khẩu của các quốc gia tiêu thụ dầu lớn, đặc biệt tại khu vực châu Á, tăng mạnh. 

Giá các mặt hàng năng lượng và kim loại khó bứt phá trong cuối năm nay

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nhìn chung triển vọng thị trường năng lượng và kim loại sẽ khó có sự bứt phá mạnh trong giai đoạn cuối năm nay, khi đang chịu nhiều sức ép lớn về yếu tố vĩ mô cũng như cán cân cung cầu. Bức tranh tiêu thụ kém sắc của nhà tiêu thụ dầu thô và kim loại hàng đầu thế giới Trung Quốc trước các tác động của dịch bệnh vẫn đang là yếu tố chính gây sức ép tới giá các mặt hàng này. Do đó, nhiều khả năng giá sẽ khó thoát khỏi vùng đi ngang trong giai đoạn cuối năm.

Đối với giá dầu, theo dự báo của Fitch Solutions, trong dài hạn, giá dầu sẽ có sự sẽ thay đổi. Công ty cho biết trong một báo cáo được chia sẻ độc quyền với Rigzone rằng, họ dự báo giá dầu sẽ giảm từ 102 USD trong năm nay xuống 95 USD vào năm 2023 và tiếp tục xuống 85 USD vào năm 2026.

Lý do cho dự báo giá dầu sẽ giảm trong 3 năm tới là do bối cảnh kinh tế vĩ mô đã xuất hiện những cảnh báo suy thoái trong nhiều tháng qua ở nhiều nơi trên thế giới. Fitch không đơn độc với dự báo này. Nhiều nhà phân tích đã dự đoán về một cuộc suy thoái, mặc dù không phải tất cả đều đồng ý về xu hướng giá dầu giảm. Hiện gần như tất cả tổ chức lớn đều đồng tình về việc lo ngại suy thoái chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường dầu trong cả ngắn và dài hạn.

Đối với vàng và bạc, trong dự báo giá vàng năm 2023, các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Metals Focus của Anh cho biết họ dự đoán giá vàng trung bình sẽ giảm 10% trong năm tới, chạm đáy trong quý IV ở mức thấp nhất trong 4 năm là khoảng 1.500 USD/ounce. Không chỉ vàng, các nhà phân tích còn dự báo một tương lai khắc nghiệt hơn đối với bạc với mức giá trung bình sẽ giảm 17% vào năm 2023. Các nhà phân tích cho biết họ thấy giá bạc chạm đáy trong quý IV ở mức khoảng 16,50 USD/ounce.

Họ cho rằng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang và tác động của nó đối với đồng Dollar Mỹ và lợi suất trái phiếu sẽ tiếp tục là những trở ngại lớn nhất đối với vàng và bạc trong năm mới.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan

Trả lời