Do biến biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, thị trường hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng trong 8 tháng đầu năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.
[Có thể bạn nên đọc]
Tình hình thị trường hàng hóa nhập khẩu
Tháng 7/2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 22.097 triệu USD, cao hơn 97 triệu USD trong đó:
- Điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 201 triệu USD.
- Điện thoại và linh kiện cao hơn 83 triệu USD.
- Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng cao hơn 61 triệu USD.
- Sắt thép thấp hơn 67 triệu USD, dầu thô thấp hơn 187 triệu USD.
Tháng 8/2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước, trong đó:
- Khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 0,2%.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,7 tỷ USD, tăng 7,5%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
- Khu vực kinh tế trong nước đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,16 tỷ USD, giảm 6,0%.
Tình hình thị trường hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam
Trong 8 tháng này, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó:
- Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 38,6 tỷ USD (chiếm 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 15,2%.
- Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4,3%.
- Điện thoại và linh kiện đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2,5%.
- Vải đạt 7,6 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, giảm 13,2%; chất dẻo đạt 5,3 tỷ USD, giảm 12,3%
- Sản phẩm chất dẻo đạt 4,5 tỷ USD, tăng 6,5%; kim loại thường đạt 3,8 tỷ USD, giảm 10,1%
- Sản phẩm hóa chất đạt 3,5 tỷ USD, tăng 2,1%; ô tô đạt 3,5 tỷ USD, giảm 28%
- Nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,4 tỷ USD, giảm 14,1%; hóa chất đạt 3,2 tỷ USD, giảm 8%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu:
- Nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 151,66 tỷ USD, giảm 1,7% và chiếm 93,5%.
- Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 10,55 tỷ USD, giảm 9,2% và chiếm 6,5%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu:
- Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 49,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Hàn Quốc đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,3%.
- ASEAN đạt 19,4 tỷ USD, giảm 9,2%.
- Nhật Bản đạt 12,8 tỷ USD, tăng 3,2%.
- Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, giảm 0,1%.
- EU đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 7/2020 xuất siêu 2,8 tỷ USD:
- 7 tháng xuất siêu 8,4 tỷ USD; tháng 8 ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD.
- Tính chung 8 tháng/2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD (khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 23,1 tỷ USD).
Đánh giá chung về thị trường hàng hóa
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan tháng 3/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 17,4% so với tháng 2 năm 2020. Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng so với tháng trước, cụ thể:
- Xuất khẩu đạt 24,13 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước (tương ứng tăng 3,28 tỷ USD)
- Nhập khẩu đạt 22,15 tỷ USD, tăng 19,2% (tương ứng tăng 3,57 tỷ USD).
Tính hết tháng 3/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 63,23 tỷ USD, tăng 7,5% và nhập khẩu đạt 59,49 tỷ USD, tăng 3,7%.
Trong tháng 3/2020, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,98 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại của cả nước đạt 3,74 tỷ USD.
Biểu đồ kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 3 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2020
Theo Tổng cục Hải quan ghi nhận, tổng giá trị xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 3/2020 đạt 29,28 tỷ USD, tăng 14,2% so với tháng trước.
Trong tháng 3/2020, ta có thể thấy:
- Xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI đạt 16,33 tỷ USD, tăng 13% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong quí I/2020 lên 42,55 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
- Nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2020 đạt 12,94 tỷ USD, tăng 15,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 3 tháng/2020 đạt 34,82 tỷ USD, tăng 4,1% so với 3 tháng/2019.
Có thể thấy, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3/2020 có mức thặng dư trị giá 3,39 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong quý đầu của năm 2020 lên mức thặng dư trị giá 7,74 tỷ USD.
Trên đây là một số thống kê về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong quý I/2020, hy vọng quý khách hàng đã có thêm nhiều thông tin bổ ích. Để theo dõi thêm nhiều thông tin về thị trường hàng hóa khác, đừng quên truy cập FINVEST nhé!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt