Hiện trên thế giới có khoảng 50 thị trường hàng hóa lớn tạo điều kiện cho hoạt động thương mại của khoảng 100 mặt hàng chính. Đây được đánh giá là một thị trường tiềm năng để đầu tư sinh lời. Vậy thị trường hàng hóa bao gồm gì và cách thức thực hiện ra sao? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái niệm về thị trường hàng hóa
Thị trường hàng hóa (tiếng Anh: Commodity Market) là một thị trường vật lí hoặc thị trường ảo để mua, bán và kinh doanh các sản phẩm thô hoặc sơ cấp.
Hàng hóa được chia thành hai loại: Hàng hóa cứng (tài nguyên thiên nhiên phải được đào hoặc khai thác như vàng, cao su, dầu,…) và hàng hóa mềm (các sản phẩm nông nghiệp hoặc chăn nuôi như ngô, lúa mì, cà phê, đường, đậu nành và thịt lợn…).
Thị trường hàng hóa bao gồm
Thị trường hàng hóa bao gồm 4 nhóm hàng chủ đạo như sau:
1- Nhóm ngành nông sản: là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất bao gồm các mặt hàng chính như ngô, lúa mì, đậu tương,…
2- Nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp: gồm các loại hàng hóa như cao su, cà phê, đường,…
3- Nhóm ngành kim loại: các mặt hàng chính bao gồm bạc, đồng, quặng sắt,…
4- Nhóm ngành năng lượng: sản phẩm như dầu thô WTI, khí gas tự nhiên, Xăng RBOB…
Các loại thị trường hàng hóa
Có rất nhiều thị trường hàng hóa lớn trên thế giới như CME, CBOT, TOCOM,…Dưới đây là nội dung cơ bản về các sàn giao dịch hàng hóa trên.
1. Sàn giao dịch hàng hóa CBOT
Sàn CBOT có trụ sở ở Chicago và New York, được thành lập vào năm 1848. Là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME) – thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới.
Hàng hóa được giao dịch trên CBOT:
– Nông sản: ngô, vàng, bạc, đậu nành, lúa mì, yến mạch, gạo và ethanol.
– Các loại sản phẩm gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Mỹ và năng lượng.
Hợp đồng giao dịch trên CBOT: các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
2. Sàn giao dịch hàng hóa CME
Sàn CME được giao dịch công khai vào năm 2000. Là một sàn giao dịch có tổ chức về các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
Hàng hóa được giao dịch trên CME:
– Các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, kim loại, bất động sản, thậm chí cả lĩnh vực khí tượng thời tiết.
Hợp đồng giao dịch trên CME: các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
3. Sàn giao dịch Hàng hóa TOCOM
Sàn TOCOM được thành lập năm 1984 với sự hợp nhất của Sở Giao dịch Tokyo, được thành lập năm 1951. Là một trong những thị trường lớn nhất trên thế giới giao dịch mua và bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản.
Hàng hóa được giao dịch trên TOCOM:
– Kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim và palladium).
– Năng lượng (dầu thô, xăng, dầu hỏa và dầu khí).
– Cao su tự nhiên.
– Nông nghiệp (đậu nành, ngô và azuki).
Hợp đồng giao dịch trên TOCOM: các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Cách thức thị trường hàng hóa hoạt động
Khi tham gia vào thị trường hàng hóa, nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong 3 cách như sau:
1- Mua cổ phiếu trong các tập đoàn mà doanh nghiệp phụ thuộc vào giá cả hàng hóa.
2- Mua quỹ tương hỗ, quỹ chỉ số hoặc quỹ đầu tư ETF vào các công ty liên quan đến hàng hóa.
3- Đầu tư mua bán hàng hóa bằng các hợp đồng tương lai. Trong đó, chủ sở hữu phải mua hoặc bán một loại hàng hóa với mức giá định trước và việc giao nhận được xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thị trường hàng hóa tại Việt Nam, hy vọng các nhà đầu tư đã nắm rõ và đưa ra quyết định đầu tư vào thị trường hàng hóa nào? Chúc bạn đầu tư thành công và đừng quên theo dõi các tin tức khác bằng cách truy cập FINVEST nhé!