Với mong muốn giữ giá dầu ở mức cao, OPEC+ liên tục gia hạn chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày cho tới hết quý II năm nay. Thị trường đang dự đoán OPEC+ sẽ gia hạn quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu đến cuối năm 2024.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 27/05/2024
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?
Thông tin thị trường:
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh do Nga dẫn đầu, được gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào ngày 2/6 (Chủ nhật), dưới hình thức trực tuyến.
Không có lý do chính xác nào được đưa ra cho thông báo OPEC+ lùi kế hoạch họp một ngày và chuyển sang trực tuyến. Bloomberg cho biết một số đại biểu tiết lộ sức khỏe yếu của Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdulaziz và thông tin Tổng thống Iran Ebrahim Raisi qua đời do tai nạn máy bay có thể là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định này.
Theo nguồn tin trong ngành, cuộc họp lần này sẽ tập trung vào việc xem xét quyết định gia hạn lệnh cắt giảm sản lượng khai thác 2,2 thùng/ngày cho tới cuối năm 2024, nhằm ngăn chặn tình trạng dư cung và hỗ trợ giá dầu.
Chuyên gia Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô tại công ty tình báo thị trường Kpler Ltd, cho biết chuyển hình thức họp sang trực tuyến là “dấu hiệu rõ ràng nhất về việc gia hạn” hạn ngạch khai thác hiện tại.
Hầu hết các nhà phân tích kỳ vọng các thành viên OPEC+ sẽ tiếp tục thực hiện việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày đã được thỏa thuận vào tháng 11/2023.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những lần gia hạn lệnh hạn chế sản lượng trước đây, vốn chỉ được thực hiện bởi 8 thành viên, đã được chính các thành viên công bố trong các tuyên bố riêng chứ không phải bởi OPEC+. Hạn ngạch cung cấp cho các thành viên khác đã được ấn định cho thời gian còn lại của năm 2024.
Chuyên gia Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank cho biết: “Việc giá dầu không giữ được mức giá kỳ vọng 90USD/thùng, mức giá quan trọng đối với hầu hết các nhà sản xuất OPEC+, dẫn tới việc gia hạn cắt giảm sản lượng hiện tại vào cuộc họp tháng Sáu sẽ là kết quả có thể xảy ra nhất”.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng Saudi Arabia cần giá dầu ở mức gần 100 USD/thùng để đủ chi phí trang trải cho các kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng của mình.
Bên cạnh quyết định có nên gia hạn cắt giảm sản lượng hiện tại hay không, OPEC+ cũng đang xem xét năng lực sản xuất của các quốc gia thành viên. Kết quả có thể sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu riêng biệt của từng nước cho năm 2025.
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mới đây đã công khai quan điểm của mình bằng thông báo của Công ty Dầu khí Quốc gia khổng lồ Abu Dhabi nâng công suất 4,85 triệu thùng/ngày – cao hơn đáng kể so với ước tính cuối cùng của OPEC.
Phía Iran, theo hãng thông tấn Tasnim của nước này cho biết hôm Chủ nhật, Iran đã phê duyệt kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 4 triệu thùng mỗi ngày, từ mức 3,6 triệu thùng/ngày hiện tại, và không cung cấp thời gian thực hiện cụ thể.
Trong khi đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Pedro Tellechea cho biết Venezuela đặt mục tiêu sản xuất 1,23 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) trong tháng 12, tăng thêm khoảng 290.000 thùng/ngày so với đầu năm nay, sau khi bổ sung các giàn khoan.
Tuần trước, Nga, trong một lần thừa nhận hiếm hoi đã cho biết họ đã vượt quá hạn ngạch sản xuất của OPEC+ vào tháng 4 vì “lý do kỹ thuật”. Nước này sẽ sớm trình lên Ban thư ký OPEC kế hoạch bù đắp cho sai sót này.
Khuyến nghị kịch bản giao dịch:
Kịch bản giao dịch cho Dầu thô WTI kỳ hạn tháng 7/2024 (CLEN24) trong tuần từ 27/05 – 01/06/2024:
- Nếu đầu tuần tăng vượt 77.82, dự báo giá tăng lên quanh 82 (có giằng co quanh 80).
- Nếu đầu tuần giá giảm thủng 77.3, dự báo giá giảm tiếp xuống quanh 74.
Tổng hợp
Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g