TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Tại sao kim loại quý không còn “giữ được giá” trong thời kì bất ổn này?

Tại sao kim loại quý không còn "giữ được giá" trong thời kì bất ổn này?

Theo lý thuyết, các kim loại quý thường được ưu tiên nắm giữ trong thời kỳ lạm phát, bất ổn tăng cao với vai trò như những tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều nhân tố trên thị trường hiện nay đang khiến các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim không còn “giữ được giá”.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 26/09/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Tại sao kim loại quý không còn "giữ được giá" trong thời kì bất ổn này?

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/7, vàng kỳ hạn tháng 12/2022 trên sàn New York giảm 1,3% xuống 1.633,4 USD/ounce; giá bạc giảm còn 18,48 USD/ounce sau khi đánh mất 2,27% giá trị; giá bạch kim cũng có phiên giảm thứ 4 liên tiếp với mức 1%, kết thúc tại 850 USD/ounce.

Như vậy, tính đến nay giá vàng đã giảm hơn hơn 20%, kể từ mức cao nhất hơn 2.000 USD/ounce đạt được hồi tháng 3/2022, khi các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD tăng mạnh, cùng với đó là lãi suất tăng làm giảm sức hấp dẫn đối với vàng và các kim loại quý khác.

Theo truyền thống, các kim loại quý thường tăng giá khi lạm phát cao, vì nó là một khoản đầu tư vật chất có thể đóng vai trò như một “kho lưu trữ giá trị” và cũng thường là một tài sản được ưa thích trong thời kỳ bất ổn địa chính trị, bởi nó được coi là “nơi trú ẩn an toàn”.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đang tăng mạnh lãi suất nhằm nỗ lực giảm lạm phát, đã khiến các kim loại quý hướng tới thị trường giá xuống.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lần thứ ba liên tiếp trong năm nay tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 21/9 vừa qua, một động thái chưa từng có tiền lệ. Ngân hàng này cũng để ngỏ khả năng có thể tăng lãi suất đáng kể trong tháng 11 và tháng 12 tới.

Qua các bài phát biểu vào ngày hôm qua, hàng loạt các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục cho thấy quan điểm mạnh mẽ trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester cho biết đối với nền kinh tế Mỹ hiện tại, việc quá nhẹ tay trong công cuộc hạ nhiệt lạm phát sẽ gây ra tổn thất còn lớn hơn so với chính sách mạnh tay thắt chặt tiền tệ. Trong khi đó, chủ tịch Fed Atlanta, ông Raphael Bostic đã nhấn mạnh về những bất ổn kinh tế tại khu vực Châu Âu và đặc biệt là Vương quốc Anh.

Động thái đó đã đẩy đồng USD liên tục thiết lập đỉnh mới trong 2 thập kỷ. Đồng bạc xanh này đã tăng 16% so với rổ tiền tệ trong năm nay, một mức tăng khá mạnh. Đây là một phần nguyên nhân đã tạo áp lực tới chi phí nắm giữ vàng, bạc và bạch kim, kéo giá suy yếu. Các kim loại quý này thường được định giá bằng đồng USD. Đồng USD mạnh hơn khiến chúng trở nên đắt đỏ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ các đồng tiền khác, qua đó làm giảm nhu cầu và đẩy giá đi xuống.

Một yếu tố khác là ảnh hưởng của chu kỳ tăng lãi suất mạnh của Fed đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ, trái phiếu đã tăng vọt khi Fed thắt chặt chính sách tiền tệ. Lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện ở mức 3,77%, tăng mạnh từ khoảng mức 1,5% vào đầu năm nay. Lợi suất trái phiếu của Mỹ, vốn biến động ngược chiều với giá vàng hay các kim loại quý. Kim loại quý cũng cạnh tranh với trái phiếu chính phủ như một khoản đầu tư trú ẩn an toàn. Và khi các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận tốt hơn từ tài sản nào thì tài sản còn lại đương nhiên sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn nhiều.

Bên cạnh đó, áp lực vĩ mô cũng đè nặng lên triển vọng tiêu thụ của bạc và bạch kim trong vai trò kim loại công nghiệp. Bạch kim được sử dụng chủ yếu bởi các nhà sản xuất ô tô, trong hệ thống thoát khí để giảm lượng khí thải. Bạc thường được dùng làm chất dẫn, chất tiếp xúc, dùng trong tráng gương và quá trình điện phân của một số phản ứng hóa học… Ngoài ra, bạc và bạch kim cũng được sử dụng làm đồ trang sức và trong đầu tư, chính vì vậy, khi bức tranh tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể khiến hoạt động sản xuất suy giảm theo.

Hiện nay, các nhận định đều rằng các ngân hàng trung ương chưa hề có kế hoạch sớm thay đổi chiến lược thắt chặt tiền tệ của họ, với việc đặt nhiệm vụ kiểm soát lạm phát là ưu tiên. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể giá các kim loại quý khó có khả năng tăng mạnh trở lại trong thời gian tới.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Trả lời