Sở giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch hàng hóa là hai cụm từ thường xuyên xuất hiện và phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được Sở giao dịch chứng khoán có phải Sở giao dịch hàng hóa không, nhất là người mới bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào lĩnh vực đầu tư hàng hóa phái sinh.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Sở giao dịch chứng khoán có phải Sở giao dịch hàng hóa không?
Để giải đáp cho câu hỏi trên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của 2 lại Sở giao dịch này.
1. Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE)
Sở giao dịch chứng khoán là nơi tập trung tổ chức các giao dịch chứng khoán (sàn giao dịch) hoặc được các thành viên trong sở giao dịch thực hiện thông qua hệ thống máy tính.
Các hình thức chứng khoán như: chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử. Các loại chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ …
Đặc điểm:
– Tính thanh khoản: Khả năng chuyển thành tiền mặt, chuyển nhượng trên thị trường.
– Tính rủi ro: Tính rủi ro của chứng khoán gồm rủi ro có hệ thống và không có hệ thống.
- Các biến động của nền kinh tế như lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,…được gọi là rủi ro có hệ thống.
- Những biến động liên quan đến nhà phát hành chứng khoán được gọi là tính rủi ro không hệ thống.
– Tính sinh lợi: Lợi nhuận phụ thuộc vào việc tăng giá trên thị trường, bằng lợi tức được chia hàng năm. Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro càng cao thì mức lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.
2. Sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
Sở giao dịch hàng hóa là đơn vị tổ chức giao dịch hàng hóa tập trung đại diện cho một quốc gia, đứng ra kết nối các Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới.
Dịch vụ và sản phẩm giao dịch là hàng hóa phái sinh gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa tương lai, quyền chọn, kỳ hạn và hoán đổi. Gồm 4 nhóm hàng: Nông sản, Nguyên liệu công nghiệp, Kim loại và Năng lượng.
Đặc điểm:
– Tính thanh khoản: Thị trường hàng hóa phái sinh có sự tham gia của nhiều cá nhân trên thế giới, liên thông với nhiều sàn trên thế giới nên tính thanh khoản cao.
– Tính minh bạch: Công khai thông tin giá cả hàng hóa thế giới một cách rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng, giúp nhà đầu tư có những quyết định chính xác.
– Tính 2 chiều: Nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh mua hoặc bán tùy theo biến động thị trường.
– Tính rủi ro: Về bản chất, hàng hóa phái sinh là công cụ phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Phân biệt Sở giao dịch chứng khoán và Sở giao dịch hàng hóa
Nội dung so sánh | Sở giao dịch chứng khoán | Sở giao dịch hàng hóa |
Bản chất | Là giao dịch mua bán cổ phần của một công ty | Là giao dịch hợp đồng các loại hàng hóa |
Tính thanh khoản | Tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, chỉ có cổ phiếu là thanh khoản cao nhất | Tính thanh khoản cao |
Tính rủi ro | Tính rủi ro cao, giá cổ phiếu về không nếu công ty phá sản | Tính rủi ro thấp vì hàng hóa có điểm hòa vốn, tuân theo quy luật cung-cầu |
Tính sinh lời | Biến động thấp, tối đa 10%/ngày | Biến động cao và phụ thuộc vào từng loại hàng hóa |
Mức ký quỹ | Tỷ lệ 1:1 | Tỷ lệ 1:10-1:30 |
Cách thức mua/bán | Mua bán 1 chiều, chỉ thị trường tăng mới có lợi nhuận | Mua bán 2 chiều, thị trường biến động tăng/giảm vẫn có lợi nhuận |
Thời gian chờ | T+3, sau khi mua cổ phiếu 3 ngày về tài khoản mới bán được (đối với chứng khoán cơ sở). | T+0, có thể mua/bán ngay |
Trên đây là bài viết về nội dung sở giao dịch chứng khoán và sở giao dịch hàng hóa. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn cách đầu tư thành công!