Giá đậu tương tiếp tục giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng ngày 30/01, khi hoạt động xuất khẩu của Mỹ đón nhận kết quả kém khả quan.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 31/01/2024
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa
Thông tin thị trường:
Theo báo cáo Export Inspections mới đây của USDA, trong tuần 19 – 25/1 Mỹ chỉ giao được 889,717 tấn đậu tương niên vụ 23/24, giảm 24,92% so với tuần trước đó. Việc khối lượng xuất khẩu sụt giảm mạnh xuống dưới mức 1 triệu tấn trong tuần vừa qua cho thấy nhu cầu đối với đậu tương Mỹ đang có dấu hiệu chững lại đã gây sức ép lên giá mặt hàng này.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nguồn cung từ Nam Mỹ cũng gây thêm áp lực lên giá. Sở Giao dịch Ngũ cốc Buenos Aires gần đây đã nâng dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 của Argentina lên 52,5 triệu tấn nhờ mưa nhiều hơn.
Trong bối cảnh khí hậu ở Argentina được xoa dịu, mùa vụ đậu tương tại Brazil vẫn tiến triển tương đối ổn định. Thu hoạch đậu tương tại Mato Grosso của Brazil đã đạt 21,5%, cao hơn so với mức trung bình là 18%. Bản đồ thời tiết cho biết Brazil đã nhận được lượng mưa đáng kể trong tuần trước và dự báo sẽ có thêm nhiều mưa trong tuần này.
Mặt khác, giá dầu đậu tương trên Sở Giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc giảm phiên thứ ba liên tiếp vào hôm nay (30/1), với giá khô đậu tương cũng giảm do nhu cầu chậm lại trong bối cảnh nguồn cung Nam Mỹ ngày càng tăng.
Đầu đậu tương hợp đồng tháng 5 giảm 3,8% xuống mức thấp nhất trong 7 tháng là 7.204 nhân dân tệ/tấn (1.003,79 USD/tấn). Đây là mức giảm hàng ngày lớn nhất trong hơn một năm. Trong khi đó, hợp đồng khô đậu tương được giao dịch nhiều nhất trên Sở Đại Liên đã giảm phiên thứ 4 liên tục xuống 2.944 nhân dân tệ/tấn (410,21 USD/tấn), mức thấp nhất kể từ giữa tháng 7/2023.
Nhu cầu từ Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương hàng đầu thế giới, đang suy yếu do làn sóng dự trữ trước Tết Nguyên đán kết thúc và nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm, các thương nhân và nhà phân tích cho biết. Trung Quốc mua hơn 60% đậu tương xuất khẩu trên toàn cầu.
Chi phí chăn nuôi cao trong khi lợi nhuận giảm đã khiến nông dân Trung Quốc thu hẹp đàn lợn của mình, góp phần hạn chế nhu cầu khô đậu tương cho hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước này. Các nhà phân tích dự báo, nhu cầu nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc trong trung và dài hạn có thể thu hẹp. Điều này sẽ gây áp lực lên xuất khẩu của Mỹ và giá đậu tương CBOT.
Khuyến nghị kịch bản giao dịch:
Kịch bản giao dịch của Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tháng 3/2024 (ZSEH24) trong tuần từ 29/01 – 03/02/2024:
- Nếu giá nằm trên hỗ trợ vùng 1200 – 1204, kỳ vọng giá đảo chiều tăng trở lại vùng 124x, tăng mạnh có thể lên 126x.
- Nếu thủng hỗ trợ 1200, giá giảm về 1186 – 1171.
ZSEH24 hiện đã thủng vùng hỗ trợ 1200 và đang đi theo kịch bản giảm giá. Trong phiên hôm nay (30/01), nhà đầu tư giao dịch ngắn chú ý hỗ trợ 1186.
Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g