PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT, TIN TỨC

Phân tích Dầu ngày 15/01/2024: Giá dầu cần thêm thông tin hỗ trợ mạnh để bứt phá

Phân tích Dầu ngày 15/01/2024: Giá dầu cần thông tin hỗ trợ mạnh để bứt phá

Giá dầu có thể biến động giằng co trong phiên đầu tuần và chờ đợi thông tin hỗ trợ đủ mạnh để xác nhận xu hướng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 15/01/2024

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Cách sử dụng các loại lệnh trong giao dịch hàng hóa

Thông tin thị trường:

Giá dầu mở cửa phiên đầu tuần với thanh khoản mỏng và biến động giằng co. Tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ đang có một số dấu hiệu hạ nhiệt tạm thời, nhưng những lo ngại về biến động gia tăng trở lại trong các phiên gần đây ảnh hưởng khá lớn tới tâm lý giao dịch. Điều đó có thể sẽ đem lại một số mức tăng cho dầu nếu các thông tin căng thẳng mới tiếp tục xuất hiện. Ngược lại, áp lực từ nhu cầu tiêu thụ yếu lại là rào cản lớn cho giá. Do đó, giá dầu có thể biến động giằng co trước các tác động trái chiều.

Tồn kho xăng tại Mỹ hiện đã lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, và chỉ trong hai tuần gần đây, mức tăng đã lên tới hơn 20 triệu thùng. So với cùng thời điểm 3 năm trước, tồn kho xăng tại Mỹ đều đang ở mức cao hơn. Điều này cho thấy tiêu thụ yếu, nhưng xét theo mùa, thì tồn kho nhiên liệu thường tăng cao vào đầu năm, tích trữ cho giai đoạn tiêu thụ mạnh trở lại vào khoảng cuối tháng 2 trở đi. Về ngắn hạn, điều này vẫn tạo ra sức ép.

Rủi ro tại Biển Đỏ tạm thời chưa có nhiều ảnh hưởng tới việc sản xuất dầu. Một số chủ tàu chở dầu đã tránh xa Biển Đỏ và nhiều tàu chở dầu đã thay đổi lộ trình nhằm hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, thị trường có thể vẫn sẽ cẩn trọng quan sát động thái từ phía Iran, nhất là đối với các chuyến hàng ở eo biển Hormuz, điểm vận chuyển dầu mỏ quan trọng nhất thế giới. Ngoài ra, tại Libya, những người phản đối nạn tham nhũng đã đe dọa đóng cửa thêm hai cơ sở dầu khí sau khi đóng cửa mỏ Sharara công suất 300.000 thùng/ngày vào ngày 7/1.

Trong tuần này, thị trường dầu có hai báo cáo quan trọng của hai tổ chức lớn là OPEC và IEA được công bố. Báo cáo của OPEC sẽ phát hành lúc 19h00 ngày 17/01. Sự thay đổi của báo cáo tháng 1/2024 so với tháng 12/2023 có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến xu hướng biến động của giá dầu, đặc biệt là khi tháng 1/2024 là thời điểm OPEC bắt đầu thực hiện cam kết cắt giảm tổng sản lượng gần 2,2 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận tại cuộc họp mới nhất ngày 30/11 của năm ngoái.

Báo cáo tháng của IEA sẽ công bố sau báo cáo của OPEC một ngày, vào lúc 16h00 ngày 18/01. Trong báo cáo tháng trước của IEA, mức thặng dư trong năm 2024 được dự báo giảm xuống 300.000 thùng/ngày so với ước tính 500.000 thùng/ngày trong tháng 11. Báo cáo lần này sẽ có cơ sở hơn trong việc dự báo tác động cắt giảm tự nguyện của nhóm OPEC+. Mức thặng dư thu hẹp hơn nữa có thể sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá dầu.

Khuyến nghị kịch bản giao dịch:

Trên khung 1W, giá dầu tiếp tục giằng co hẹp vùng đáy (trên mốc hỗ trợ 70), chưa hình thành được tín hiệu đảo chiều. Vùng cản 73 – 74 USD vẫn là vùng cản mạnh, dầu cần tín hiệu hỗ trợ đủ mạnh mới có thể vượt được vùng này và xác nhận xu hướng tăng giá.

FINVEST dự báo kịch bản cho và các mốc hỗ trợ/kháng cự cho giá dầu trong tuần giao dịch từ 15 – 20/01/2024:

  • Nếu đầu tuần giá tăng trở lại, vượt 73.1, kỳ vọng giá tiếp tục tăng lên vùng 76 – 77.
  • Nếu đầu tuần giá giảm sâu vào trong kênh, thủng 71.6, kỳ vọng giá giảm về 68.8 – 66.85.

FINVEST/MXV

Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư

Trả lời