PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ, TIN NỔI BẬT

 Phân biệt thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là gì?

Đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có vai trò quan trọng đối với các cá nhân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm về 2 hình thức này có sự khác nhau mà không phải ai cũng phân biệt được. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Thị trường hàng hóa giao sau là gì?

Thị trường hàng hóa giao sau là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa giao sau, tức là loại hình thị trường mà ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là các hàng hoá, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao nhận được thực hiện trong tương lai. 

Số lượng, giá cả, phẩm cấp, hình thức giao nhận được cam kết theo các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng.

Đặc điểm của thị trường mua bán hàng hóa giao sau: 

Thứ nhất, mục đích tham gia thị trường hàng hóa giao sau của các chủ thể không giống nhau. 

– Người nông dân: hạn chế rủi ro trong kinh doanh của mình.

– Các nhà đầu tư: đầu tư để kiếm lời.

– Các công ty, doanh nghiệp: thực hiện dịch vụ nào đó.

Thứ hai, không phải hàng hoá nào cũng được mua bán trên thị trường mà chỉ có những hàng hoá đặc thù mới có thể đưa ra trao đổi (chủ yếu là nông sản) với 2 hình thức:

  • Hàng hoá tồn tại dưới hình thức hiện vật
  • Hàng hoá tồn tại dưới hình thức khác (quyền tài sản).

Thứ ba, giao dịch thực hiện bằng hợp đồng (hợp đồng triển hạn, hợp đồng kỳ hạn hoặc hợp đồng quyền chọn) mang tính pháp lý, ràng buộc người bán với người mua trong hợp đồng. 

Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa giao sau gồm: 

Giao dịch hàng hóa triển hạn: Giao dịch giữa người mua và người bán thỏa thuận, cam kết với nhau về việc giao nhận hàng hóa trong tương lai theo hợp đồng triển hạn, tuân thủ các quy định về điều kiện đối với phẩm cấp, giá, số lượng hàng hoá được các bên xác định trước.

Giao dịch kỳ hạn: Hoạt động mua bán hàng hóa thông qua việc ký kết hợp đồng giữa người mua hoặc người bán với Sở giao dịch hàng hoá.

Giao dịch quyền chọn: Hợp đồng trong đó người mua mua của người bán không phải là một hàng hoá (hiện vật) mà là quyền mua hoặc quyền bán hàng hoá với mức giá định trước. Sau đó, người mua có quyền chọn hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá đó nếu giá cả của hàng hoá gây bất lợi cho mình.

Thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là gì?

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá là giao dịch mua bán hàng hoá, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán số lượng hàng hoá nhất định qua Sở với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Đặc điểm của thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hoá:

Thứ nhất, chủ thể hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá bao gồm:

Nhà giao dịch (các nhà kinh doanh hay nhà sản xuất lớn): tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình 

– Nhà môi giới (thương nhân hoạt động độc lập hoặc đại diện cho công ty kinh doanh hoạt động giao): kiếm tiền từ phí hoa hồng của người mua hoặc bán các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn. Những đơn vị này bao gồm các Thành viên kinh doanh và Thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa.

– Khách hàng (người bán hoặc người mua): tham gia và giao dịch hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa thông qua nhà môi giới.

Thứ hai, việc mua bán hàng hoá được thực hiện tại Sở giao dịch hàng hoá – là tổ chức có tư cách pháp nhân được quản lý, điều hành bởi Nhà nước.

Thứ ba, hàng hoá tồn tại sự biến động lớn về giá trong thị trường giao ngay. Mua bán qua Sở giao dịch là các loại hàng hoá khối lượng lớn được các bên tham gia và không có bên nào chi phối được thị trường.

Thứ tư, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch được thực hiện bằng hai loại hợp đồng cơ bản: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở gồm: hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.

Phân biệt thị trường hàng hóa giao sau và mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

Nội dung so sánh Thị trường hàng hóa giao sau   Thị trường  mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Khái niệm là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao nhận được thực hiện trong tương lai.  là giao dịch mua bán hàng hoá, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán số lượng hàng hoá nhất định qua Sở với giá và thời gian giao hàng được xác định trong tương lai.
Chủ thể tham gia
  • Nhà giao dịch 
  • Khách hàng
  • Nhà giao dịch 
  • Nhà môi giới
  • Khách hàng
Mục đích 
  • Hạn chế rủi ro
  • Đầu tư để kiếm lời hoặc thực hiện dịch vụ nào đó.
  • Đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro
  • Sinh lợi bằng hợp đồng kỳ hạn.
Hợp đồng giao dịch
  • Hợp đồng triển hạn
  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng quyền chọn
  • Hợp đồng kỳ hạn
  • Hợp đồng quyền chọn

Trên đây là bảng so sánh giữa 2 loại thị trường hàng hóa được quy định theo pháp luật hiện hành. Hy vọng qua những kiến thức thị trường hàng hóa, bạn đã có thêm nguồn tin hữu ích cho đầu tư! 

Trả lời