TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Liệu nỗi lo nguồn cung có giúp giá dầu “chiến thắng” áp lực nhu cầu suy yếu

Giá dầu thô giằng co giữa một bên là nhu cầu tiêu thụ suy yếu và một bên là nguồn cung thắt chặt

Lực bán áp đảo trên thị trường dầu thô trong cả tuần trước do một loạt tin tức vĩ mô tiêu cực và các báo cáo quan trọng của nhiều tổ chức lớn. Tuy nhiên, lo ngại về nguồn cung đã giúp giá dầu hồi phục mạnh mẽ trong phiên cuối tuần.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/07/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Liệu nỗi lo nguồn cung có giúp giá dầu 'chiến thắng" áp lực nhu cầu suy yếu

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước (15/7) giá dầu thô Brent tháng 8 bật tăng 2,1% lên mức 101,16 USD/thùng trong khi dầu thô WTI tháng 8 chốt ở mức 97,59 USD/thùng, tăng 1,9%. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, dầu thô WTI giảm tuần thứ hai liên tiếp với với 6,87%, hợp đồng dầu thô Brent giảm 5,48%, là tuần giảm thứ ba liên tiếp.

Diễn biến giá dầu Brent tuần trước

Diễn biến giá dầu thô Brent trong tuần trước. Ảnh: Barchart.

Rủi ro tăng lãi suất của FED trong tương lai đã gây sức ép mạnh nhất lên giá dầu trong tuần qua. Đáng chú ý, báo cáo tuần của EIA cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng tại Mỹ đã hạ nhiệt trong tuần kết thúc ngày 8/7, phản ánh việc người tiêu dùng bắt đầu cắt giảm nhu cầu do giá năng lượng đã tăng quá mạnh.

Về phía nguồn cung, cuối tuần vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du đến Ả Rập Xê Út để kêu gọi OPEC gia tăng sản lượng. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ cam kết mới nào được đưa ra, thay vào đó, không chỉ Mỹ mà các nhà đầu tư cũng phải chờ đợi đến cuộc họp OPEC+ vào ngày 3/8 sắp tới để nắm bắt bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách sản lượng của nhóm.

Các nhà sản xuất lớn nhất trong khu vực, Ả Rập Xê Út và UAE, đang phải vật lộn để đáp ứng các cam kết sản xuất của OPEC+. Các nhà cung cấp khác, như Libya, đang phải vật lộn với tình trạng bất ổn chính trị khiến xuất khẩu bị hạn chế.

Theo giới phân tích, dầu thô của Mỹ có khả năng không đủ để lấp đầy khoảng trống do dầu Nga để lại khi lệnh cấm vận dầu thô của châu Âu có hiệu lực vào cuối năm nay.

Hiện lượng nhập khẩu dầu Mỹ của châu Âu còn nhiều hơn của châu Á, đây là lần đầu tiên trong 6 năm qua. Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Điều tra Dân số Mỹ cho biết, 5 tháng đầu năm nay, châu Âu đã nhập 213,1 triệu thùng dầu của Mỹ, trong khi đó, châu Á nhập khoảng 191,1 triệu thùng.

Ông Jonathan Leitch từ Turner Mason & Company tin rằng sự thiếu hụt nhập khẩu dầu từ Nga sang EU có thể lên tới hơn 700.000 thùng/ngày và EU sẽ phải tìm các nguồn mới để bù đắp khoảng trống này.

Trung Quốc và Ấn Độ có thể nằm trong số những nguồn này, tuy nhiên, cả hai nước này đang hạn chế xuất khẩu khi họ tìm cách hạ nhiệt giá dầu và nhiên liệu trong nước.

Christopher Haines từ Energy Aspects cho biết, tỷ lệ nhập khẩu dầu từ Mỹ vào châu Âu sẽ không thay đổi trong một thời gian ngắn khi châu Âu giảm phụ thuộc vào dầu Nga.

Vấn đề được đặt ra là, đối với cả châu Âu và châu Á, sản lượng dầu thô của Mỹ tăng không đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu của hai khu vực này. Điều này, cùng với những nghi ngờ về khả năng đẩy mạnh sản lượng của OPEC, cho thấy giá dầu có thể vẫn sẽ tiếp tục tăng cao.

Tổng hợp

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời