Với nhu cầu mở rộng giao thương quốc tế ngày một lớn, mô hình giao dịch hàng hóa phái sinh là một kênh đầu tư hiệu quả được các nhà đầu cơ hướng đến bởi tính thanh khoản cao và giảm thiểu rủi ro. Vậy giao dịch hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của hàng hóa phái sinh?
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Giao dịch hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là công cụ giúp nhà đầu tư mua một số lượng lớn hàng hóa mà không bị ảnh hưởng giá cả thị trường lên hay xuống và giảm thiểu rủi ro từ người bán.
Giao dịch hàng hóa phái sinh là kênh đầu tư an toàn và bền vững dành cho các cá nhân, công ty và doanh nghiệp dựa trên các yếu tố giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá… được các Sở giao dịch quy định.
Lịch sử hình thành của hàng hóa phái sinh
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hàng hóa phái sinh, Từ nửa cuối thế kỷ 20, công cụ tài chính này đã xuất hiện khá sớm với dạng thức khá sơ khai.
Vào thời Hy Lạp cổ đại, người ta đã tìm thấy dấu vết của giao dịch hợp đồng kỳ hạn, sau đó ở thời kỳ Trung cổ tại Châu Âu.
Năm 1690, thị trường gạo Dojima ra đời ở Nhật Bản, đánh dấu sự hình thành thị trường hàng hóa tương lai đầu tiên.
Ban đầu, thị trường hàng hóa này ra đời với mục đích giúp người nông dân nhận định rủi ro về biến động giá trong tương lai. Về sau, do nhu cầu của người dùng, hàng hóa phái sinh dần trở nên phổ biến hơn.
Mục đích ra đời của hàng hóa phái sinh
Thị trường hàng hóa phái sinh ngày càng đa dạng danh mục giúp nhiều nhà đầu tư, đơn vị sản xuất và doanh nghiệp có thể kiếm lợi nhuận cho mình, giảm thiểu rủi ro trong các cuộc giao dịch hàng hóa. Hàng hóa phái sinh ra đời nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho người tham gia giao dịch hàng hóa, cụ thể:
Đối với nhà đầu tư, đây là kênh đầu tư kiếm được lợi nhuận cao từ biến động của thị trường tạo ra sự chênh lệch giá của hàng hóa.
Với các bên sản xuất, họ có thể chủ động định giá sản phẩm với mức giá hiện tại và thời điểm giao hàng định trước trong tương lai, tránh được tình trạng mất giá và yên tâm sản xuất.
Đối với các doanh nghiệp, hàng hóa phái sinh là công cụ trao đổi mua bán hàng hóa với số lượng lớn, được thực hiện bằng lệnh giao dịch tương ứng, giúp giảm thiểu rủi ro mức giá lên xuống trên thị trường.
Các loại giao dịch hàng hóa phái sinh
Giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa
Là giao dịch mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa với mức giá định trước và việc giao nhận được tiến hành ở một thời điểm nào đó trong tương lai.
Giao dịch hợp đồng quyền chọn hàng hóa
Là thỏa thuận về quyền mua hoặc bán một số lượng hàng hóa cơ sở với mức giá, thời gian xác định trước và phải trả một khoản tiền để mua quyền.
Giao dịch hoán đổi hàng hóa
Là giao dịch thực hiện trao đổi dựa trên mức giá thả nổi hoặc cố định của một khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán. Trong đó, một bên thanh toán theo giá cố định của một khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán cho bên kia và ngược lại.
Lợi ích mang lại của các hợp đồng hàng hóa phái sinh:
- Phòng ngừa rủi ro về mức giá biến động trong kinh doanh hàng hóa và trên thị trường.
- Cập nhật các thông tin biến động giá cả trên thị trường mới nhất.
- Được hỗ trợ các hoạt động kinh doanh hàng hóa (tín dụng, thanh toán, ngoại hối, phái sinh hàng hóa…)
Nếu quý khách hàng muốn hiểu rõ hơn về hàng hóa phái sinh, cách thức tham gia đầu tư và cách kiếm được tiền ở thị trường này thì để lại thông tin phía dưới, Finvest sẽ tận tâm hỗ trợ bạn!
Hotline thông tin tư vấn hưởng giá dịch vụ ưu đãi: 024.3552.7979.
Mở tài khoản miễn phí: Tại đây.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt