Mỹ đang xem xét lựa chọn phương án trừng phạt đối với nhôm của Nga, nguyên liệu cực kì quan trọng trong mọi thứ từ điện thoại, ô tô đến ngành xây dựng. Ngay lập tức, thị trường đã phản ứng mạnh với thông tin này, giá nhôm LME tăng vọt hơn 7%.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 10/10/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang xem xét một lệnh cấm hoàn toàn đối với nhôm của Nga, mặt hàng vô cùng quan trọng xuất hiện trong mọi thứ, từ điện thoại iPhone, ô tô cho đến những tòa nhà chọc trời như một biện pháp trừng phạt với những động thái của Nga tại Ukraine.
Nhà Trắng đang xem xét ba lựa chọn. 1 là ban hành lệnh cấm hoàn toàn, 2 là áp dụng tăng thuế quan và 3 là trừng phạt các công ty sản xuất kim loại của Nga như United Co. Rusal International PJSC, công ty chiếm 6% nguồn cung của thị trường toàn cầu và dự kiến cung cấp 70 triệu tấn nhôm ra thị trường vào năm nay.
Động thái này sẽ gây ra tác động mạnh mẽ đối với thị trường nhôm trên toàn cầu, buộc người tiêu dùng Mỹ và các quốc gia khác đổ xô đi tìm kim loại thay thế.
Ngay lập tức, giá nhôm giao dịch trên toàn cầu tăng mạnh khi có thông tin về lệnh cấm. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/10, giá nhôm trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng hơn 3% lên mức 2.305 USD/tấn, trong phiên có lúc tăng tới 7,3%, mức tăng trong ngày lớn nhất từ trước tới nay. Giao dịch của nhà sản xuất Mỹ Century Aluminium đã tạm dừng sau khi đột ngột tăng giá.
Giá nhôm biến động mạnh trong phiên giao dịch ngày 12/10. Nguồn: Tradingeconimics.com
Nga là nhà sản xuất nhôm lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Nhôm là nguyên liệu rất quan trọng trong ngành công nghiệp nặng. Riêng tại Mỹ, nguồn cung từ Nga đã chiếm khoảng 10% tổng lượng nhập khẩu nhôm và là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 của Mỹ trong tháng 8.
Những người quen thuộc với vấn đề này cho biết vào thời điểm bắt đầu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, chính quyền Mỹ đã ngừng trừng phạt nhôm của Nga do lo ngại có thể làm gián đoạn nguồn cung trên toàn cầu. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra, chỉ còn lại rất ít các mặt hàng của Nga mà Mỹ có thể can thiệp để phản đối những động thái của ông Putin tại Ukraine.
Các quan chức Mỹ trước đó đã tiết lộ lo ngại rằng các lệnh trừng phạt ảnh hưởng đến nguồn cung nhôm có thể khiến giá kim loại này tăng lên.
Thị trường nhôm rơi vào hỗn loạn vào năm 2018 sau khi Mỹ trừng phạt Rusal, các nhà đầu tư đã rất lo ngại về nguồn cung khi các nhà máy đóng cửa và lực lượng lao động cắt giảm. Các hình phạt đã được dỡ bỏ vào đầu năm 2019 sau khi một thỏa thuận với Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ buộc người sáng lập Rusal, tỷ phú Oleg Deripaska từ bỏ quyền kiểm soát công ty.
Rusal cho biết lệnh cấm sẽ gây bất ổn cho thị trường kim loại trên toàn cầu. Cuộc tranh luận trong ngành công nghiệp kim loại về cách giải quyết nguồn cung của Nga đã gia tăng trong những tuần gần đây.
Sàn giao dịch kim loại London, sàn giao dịch kim loại công nghiệp lớn nhất trên thế giới tuần trước đã đưa ra một tài liệu thảo luận để xác định xem kim loại của Nga có nên bị cấm trên sàn giao dịch hay không.
Alcoa, nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Mỹ, tháng trước đã gửi một lá thư tới Sở giao dịch kim loại London rằng họ không nên cho phép giao dịch kim loại của Nga. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể bị bán phá giá để giảm giá toàn cầu.
Giám đốc điều hành của Rio Tinto Plc, công ty khai thác lớn thứ hai thế giới vào tháng trước cũng đã đưa ra cảnh báo rằng dòng chảy không kiểm soát của nhôm Nga vào Mỹ đang khiến các nhà sản xuất Bắc Mỹ trở nên kém cạnh tranh hơn.
Theo Bloomberg, Reuters
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g