Giá dầu thô thế giới tiếp nối đà tăng từ tuần trước trong khi thị trường chờ đợi kết quả đàm phán của Liên minh châu Âu (EU) và những tiến triển trong quá trình nới lỏng những hạn chế về Covid-19 tại Trung Quốc. Đối với thị trường trong nước, giá xăng cũng được dự kiến sẽ tăng mạnh vào kỳ điều chỉnh ngày mai.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 30/05/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Thị trường dầu thế giới chờ đợi thông báo chính thức từ EU
Kết thúc phiên giao dịch ngày 30/5, giá dầu thô WTI kỳ hạn tháng 7 tăng 2% lên 117,37 USD/thùng, trong khi dầu Brent kỳ hạn tháng 8 tăng 1,77% lên 117,6 USD/thùng.
Cuộc họp cấp cao của EU kéo dài trong 2 ngày (30 – 31/5) để thống nhất lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đang là tâm điểm chú ý của thị trường. Rạng sáng hôm nay, EU cho biết đã thống nhất được một lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga, sau khi tiến hành nhiều cuộc thương lượng giữa các thành viên từ ngày 04/05. Tuy vậy, theo thông tin mới nhất từ hãng tin Reuters, trước mắt lệnh cấm vận này chỉ bao gồm lượng dầu nhập khẩu qua đường biển. Như vậy, tạm thời các quốc gia EU vẫn có thể tiến hành nhập khẩu dầu của Nga thông qua các đường ống dẫn.
Bất kỳ lệnh cấm dầu mỏ nào của Nga sẽ thắt chặt thị trường dầu mỏ vốn đã căng thẳng nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu bay ngày càng tăng trước nhu cầu cao điểm vào mùa hè tại Mỹ và Châu Âu. Trong khí đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) được cho là sẽ từ chối lời kêu gọi tăng sản lượng của phương Tây và tiếp tục duy trì kế hoạch nâng sản lượng 432.000 thùng/ngày trong tháng 6 và 7.
Theo dữ liệu mới nhất, lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga trong tuần kết thúc ngày 27/05 lên đến 3,58 triệu thùng/ngày, tuy nhiên trong số đó hơn 1 triệu thùng/ngày là các chuyến tàu chở dầu đến châu Á. Như vậy, về lý thuyết thị trường sẽ thiếu hụt ít nhất 2 triệu thùng/ngày, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu hụt nguồn cung cũng như làm suy yếu tồn kho dự trữ, mặc dù chưa có thông tin cụ thể về ngày bắt đầu lệnh cấm, cũng như thời hạn tuân thủ và các miễn trừ cho các thành viên trong khối EU.
Tùy thuộc vào các thông báo chính thức, liệu kế hoạch thực tế EU có thể cắt giảm 90% nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen kỳ vọng hay không, giá mới có thể có động lực vượt vùng 129 USD/thùng như vào đầu tháng 3.
Hiện nay, với 240 triệu thùng dầu/ngày dự kiến được các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Mỹ tung ra cho thị trường trong năm nay, mức thâm hụt vẫn chưa phải là quá cao.
Đây cũng là thời điểm quan trọng khi Thượng Hải thông báo kết thúc việc phong tỏa kéo dài hai tháng và sẽ cho phép đa số người dân ở thành phố lớn nhất Trung Quốc hoạt động trở lại từ ngày 1/6. Yếu tố này đã hỗ trợ cho giá cả dầu thô và các sản phẩm lọc dầu đều đóng cửa trong sắc xanh.
Giá xăng trong nước có thể tăng vượt mốc 31.000 đồng/lít
Tại thị trường xăng dầu trong nước, nhiều dự đoán giá xăng ở kỳ điều chỉnh ngày 1/6 (ngày mai) có nguy cơ tăng mạnh theo giá xăng dầu thế giới. Mỗi lít xăng được dự báo tăng từ 350-850 đồng, khiến giá xăng RON 95 có khả năng vượt 31.000 đồng/lít.
Trong kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 23/5, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 674 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 669 đồng/lít. Như vậy, giá xăng trong nước đã kỳ chiều chỉnh tăng lần thứ 4 liên tiếp, đồng thời thiết lập kỷ lục mới. Tính chung kể từ đầu năm đến nay, giá xăng trong nước đã có 9 kỳ điều chỉnh tăng, trong khi chỉ có 3 lần điều chỉnh giảm.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g