Diễn biến tăng vọt của giá dầu thô Brent đang đi theo con đường tương tự như trong năm 2007- 2008, thời điểm đạt mức kỷ lục 150 USD/thùng, trước khi nhu cầu tiêu thụ suy giảm và giá lao dốc trong cuộc suy thoái toàn cầu, theo phân tích của Mitsubishi UFJ Financial (MUFG) cho thấy.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 07/03/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giá dầu thô Brent đã đạt 118,11 USD vào thứ Sáu tuần trước, mức đóng cửa cao nhất kể từ tháng 2/2013, thậm chí có lúc giá đã tiến đến 139,13 USD/thùng khi mở cửa phiên giao dịch ngày 7/3. Giá được đẩy lên do lo ngại về gián đoạn nguồn cung gia tăng sau các lệnh trừng phạt nặng nề đối với các ngân hàng Nga, nhằm đối phó với cuộc xung đột Ukraine ngày càng leo thang.
Sự tương đồng trong diễn biến của giá dầu Brent thời điểm năm 2007 – 2008 và hiện nay. Nguồn: MUFG.
Ehsan Khoman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các thị trường mới nổi của MUFG cho biết: “Giá dầu đã trở nên mất kết nối với chi phí biên của nguồn cung – trong bối cảnh thiếu hụt dầu cực kỳ nghiêm trọng – thậm chí chúng đang di chuyển đến mức mà sự phá hủy nhu cầu trở nên phổ biến”.
Tồn kho dầu ở các nước phát triển liên tục giảm trong những tháng gần đây trong bối cảnh nhu cầu phục hồi sau đại dịch. Sự khan hiếm nguồn cung vốn đang diễn ra trên các thị trường dầu mỏ hiện nay, mà cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine lại càng góp phần làm tăng thêm tình trạng thiếu cung nghiêm trọng này.
Mỹ và Liên minh châu Âu đã “miễn cưỡng” bỏ qua các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga trong cuộc tiến công quân sự vào Ukraine do lo ngại những tác động đối với nguồn cung năng lượng của châu Âu – điều có thể khiến giá xăng dầu tăng vọt.
Tuy nhiên, các cường quốc có vẻ đang xem xét lại quyết định của mình và một lệnh trừng phạt mới có thể sẽ được đưa ra. Các nhà phân tích nhận định, nếu phương Tây cấm dầu của Nga, giá dầu thô thế giới có thể tăng vọt lên 150 USD/thùng.
Nhưng ngay cả trong trường hợp không có lệnh trừng phạt nào với dầu của Nga, giá dầu vẫn đang được đặt ở mức rất cao và vẫn có thể tăng cao hơn nữa vì người mua và các nhà máy lọc dầu đang đặt chế độ “tự trừng phạt”. Họ không dám động đến dầu thô của Nga và đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế.
Cùng với việc Mỹ và phương Tây xem xét về một lệnh trừng phạt, thoả thuận hạt nhân với Iran vừa bị đình trệ đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
“Iran là nhân tố duy nhất có thể khiến giá dầu giảm vào lúc này nhưng nếu bây giờ thoả thuận với Iran bị trì hoãn, giá dầu sẽ diễn biến khó lường, đặc biệt khi dầu của Nga vẫn chưa xuất hiện trên thị trường trong thời gian dài”, Amrita Sen – đồng sáng lập của Energy Aspects cho biết.
Cuộc đàm phán nhằm khôi phục thoả thuận hạt nhân của Iran và các cường quốc lại rơi vào bế tắc sau khi Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo các lệnh trừng phạt mà nước này phải đối mặt trong cuộc xung đột Ukraine không ảnh hưởng đến thương mại của họ với Tehran. Việc dầu Iran chậm trễ quay lại thị trường trong khi Mỹ và các nước đồng minh xem xét cấm nhập khẩu dầu của Nga khiến giá dầu càng được đà đi lên.
Các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã phối hợp giải phóng 60 triệu thùng dầu từ các khu dự trữ chiến lược nhưng không thể làm dịu giá dầu.
Các nhà phân tích của JP Morgan trong tuần trước dự đoán giá dầu có thể tăng lên 185 USD/thùng trong năm nay.
Theo Reuters.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g