TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Giá các mặt hàng ngũ cốc thoát khỏi thế giằng co khi căng thẳng địa chính tại khu vực Biển Đen có dấu hiệu leo thang trở lại

Giá các mặt hàng ngũ cốc thoát khỏi thế giằng co khi căng thẳng địa chính tại khu vực Biển Đen có dấu hiệu leo thang trở lại

Giá ngũ cốc giao dịch trên Sở CBOT đồng loạt tăng do thông tin tên lửa của Nga đã bay vào Ba Lan, làm gia tăng mối lo ngại về căng thẳng chính trị leo thang tại khu vực biển Đen.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Giá các mặt hàng ngũ cốc thoát khỏi thế giằng co khi căng thẳng địa chính tại khu vực Biển Đen có dấu hiệu leo thang trở lại

Các mặt hàng ngũ cốc CBOT như ngô, lúa mì và đậu tương đều có mức tăng hơn 1% khi đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua (15/11).

Vào đầu phiên hôm, giá các mặt hàng nông sản diễn biến ảm đạm và hầu như không thay đổi đáng kể so với mức tham chiếu. Mặc dù báo cáo Tiến độ Mùa vụ (Crop Progress) được công bố, nhưng những thay đổi về số liệu không gây quá nhiều bất ngờ cho thị trường.

Giá đồng loạt tăng trở lại khi có thông tin tên lửa của Nga bay qua Ba Lan, và cơ quan báo chí lớn nhất thế giới Associated Press đưa tin hai người đã thiệt mạng ở Ba Lan bởi tên lửa. Điều này có thể khiến cho căng thẳng gia tăng giữa các bên, do Ba Lan là thành viên NATO.

Mỹ cho biết họ đang điều tra thông tin. Các nhà kinh doanh ngũ cốc cho biết họ đang chờ Nga đưa ra tuyên bố, điều này có thể làm gia tăng căng thẳng chiến sự giữa Nga và Ukraine và có nguy cơ lan ra các nước thuộc khối NATO.

Trong bối cảnh nguồn cung ngũ cốc tại khu vực biển Đen có nguy cơ thắt chặt, Trung Quốc dường như đang dần trở thành một khách hàng lớn đối với lúa mì của Pháp. Mới đây, các công ty nhập khẩu của Trung Quốc đã mua hai chuyến hàng lúa mì từ Pháp trong tuần qua, số hàng này dự kiến được vận chuyển trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2023. Tốc độ xuất khẩu lúa mì mềm của EU cũng vẫn duy trì ở mức cao trong tuần vừa rồi, theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EU Commission).

Trong khi đó, nhập khẩu ngô của khối EU trong tuần kết thúc ngày 13/11 vẫn duy trì ổn định ở trên 600.000 tấn. Ngoài ra, báo cáo Daily Export Sales cũng được USDA phát hành với đơn mua 230.185 tấn ngô Mỹ của Mexico cho thấy tiêu thụ ngô trong sản xuất thức ăn chăn nuôi của các nước vẫn sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá ngô.

Đối với đậu tương, tâm điểm chú ý trong ngày hôm qua tiếp tục là những diễn biến của tình hình mùa vụ tại Mỹ, khi mà hoạt động thu hoạch đang gần hoàn thành và công tác xuất khẩu cũng như ép dầu được đẩy mạnh.

Cụ thể, theo báo cáo Bán hàng hàng ngày (Daily Export Sales) của USDA, các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán đơn hàng 261.272 tấn đậu tương niên vụ 22/23 cho Mexico. Trong khi đó, báo cáo Ép dầu của Hiệp hội các nhà chế biến hạt có dầu quốc gia (NOPA) cho thấy, khối lượng ép dầu đậu tương của Mỹ trong tháng 10 đạt 184,464 triệu giạ, chính xác như dự đoán của thị trường, đồng thời cũng tăng tới 16,7% so với số liệu tháng 10. Đây cũng là tháng đầu tiên khối lượng ép dầu đậu tương của Mỹ tăng trở lại, sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm do các hoạt động bảo trì nhà máy.

Theo MXV

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Trả lời