TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

FED cương quyết thắt chặt tiền tệ, thị trường hàng hóa ‘náo loạn’

FED cương quyết thắt chặt tiền tệ thị trường hàng hóa náo loạn

Đêm qua theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã chính thức tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, đồng thời cam kết tiếp tục thắt chặt tiền tệ. Quyết định này của FED đã lập tức tác động mạnh lên thị trường hàng hóa nói chung, đặc biệt là nhóm các mặt hàng kim loại và năng lượng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 21/09/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

FED cương quyết thắt chặt tiền tệ thị trường hàng hóa náo loạn

Sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), FED thông báo quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, lên biên độ 3% – 3,25%.

Đây là lần tăng lãi suất thứ 5 trong năm nay và là lần thứ 3 liên tiếp FED tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm, mức độ mà Chủ tịch FED Jerome Powell gọi là “cao bất thường”. Biên độ 3% – 3,25% cũng là lãi suất cao nhất của FED tính từ tháng 1/2008. Đồng thời, FED phát đi tín hiệu sẽ tăng lãi suất lên 4,4% trước cuối năm nay trước khi đạt mức đỉnh 4,6% vào năm 2023 để chống lạm phát vẫn đang ở mức “nóng”.

Mức tăng này của FED đã được thị trường dự đoán trước thị trường, tuy nhiên, động thái quyết liệt tiếp tục thắt chặt tiền tệ nhằm đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn là yếu tố gây sức ép tới các thị trường tài chính nói chung trong đó có thị trường hàng hóa.

Giá bạch kim và hầu hết các kim loại cơ bản đều suy yếu trước lo ngại mức lãi suất tiếp tục tăng cao sẽ gây ra rủi ro suy thoái kinh tế, làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ cho sản xuất công nghiệp. Trái lại, vai trò trú ẩn an toàn đã thúc đẩy giá bạc trong phiên, trước thông tin về việc Tổng thống Nga Putin huy động quân sự một phần tại Nga, làm dấy lên căng thẳng địa chính trị gia tăng. Trước đó, giá bạch kim cũng đã tăng vọt sau tin tức, do Nga là nhà cung cấp kim loại này lớn thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên, với vai trò trú ẩn kém hơn vàng và bạc, sức ép từ FED đã nhanh chóng đưa giá quay đầu giảm trở lại.

Bất chấp các tín hiệu tích cực nỗ lực kích thích kinh tế của Chính phủ Trung Quốc, khi Trung tâm thương mại Thượng Hải đã công bố 8 dự án cơ sở hạ tầng với tổng số vốn đầu tư 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (257 tỷ Dollar Mỹ) sẽ được tiến hành, sức ép vĩ mô lấn át và đồng Dollar Mỹ tăng mạnh đã gây áp lực trực tiếp tới các mặt hàng kim loại cơ bản trong phiên hôm qua.

Giá dầu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng khi lo ngại gia tăng rằng việc các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng, lấn át lo ngại về bất ổn nguồn cung do rủi ro địa chính trị.

Trong phiên hôm qua, đã có lúc giá dầu WTI tăng vọt lên mức 86,5, sau thông tin Tổng thống Nga Putin cho biết sẽ tiến hành “động viên một phần” lực lượng quân đội bắt đầu từ ngày 21/09. Điều này tức là Nga sẽ sử dụng lực lượng dự bị và tăng cường chi tiêu quốc phòng để chuẩn bị cho cuộc chiến tại Ukraine. Thông tin này làm gia tăng căng thẳng trên trên thị trường, nhất là khi Nga gợi ý có thể sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Đà tăng của dầu bị đảo ngược, khi một loạt các thông tin tiêu cực gây sức ép lực bán trên thị trường. Mới đây nhất, theo Bloomberg, Trung Quốc vừa tăng hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu. Với tình hình hiện tại, điều này được xem là dấu hiệu tiêu thụ dầu nội địa của Trung Quốc đang suy yếu dần, nhất là khi không có dấu hiệu nào là chính sách Zero-Covid sẽ được nới lỏng.

Báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, dự trữ dầu thô của nước này tăng 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 16/9. Tiêu thụ các sản phẩm xăng dầu tại Mỹ tiếp tục giảm trong tuần 16/9, và hiện đã xuống dưới mức 19 triệu thùng/ngày, thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp giá xăng đã liên tục hạ nhiệt. Sự suy yếu trong tiêu thụ xăng tại Mỹ là yếu tố gây sức ép trong báo cáo tối qua.

Lực bán càng gia tăng sau kết quả cuộc họp của FED khi chỉ số Dollar Index tiếp tục tăng mạnh, đạt mức cao nhất mới trong vòng 20 năm, gây tác động tiêu cực lên dầu được định giá bằng USD.

Tuy vậy, các rủi ro về nguồn cung vẫn còn hiện hữu rất lớn, bên cạnh các yếu tố vĩ mô. Mới đây, Tổng thống Ukraine đã yêu cầu tòa án đặc biệt của Liên hợp quốc áp đặt “sự trừng phạt chính đáng” đối với Nga, bao gồm các hình phạt tài chính và tước bỏ quyền phủ quyết của Moscow trong Hội đồng Bảo an, sau khi Tổng thống Nga thông báo sẽ huy động quân sự một phần vào hôm qua. 

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời