Giá dầu thô giảm hơn 9% trong vòng 2 phiên khi thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu thế giới sẽ giảm trong nửa cuối năm nay.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 09/05/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/5, giá dầu WTI giảm 3,23% xuống 99,76 USD/thùng, dầu thô Brent giảm 3,28% xuống 102,46 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên trong tháng giá dầu WTI đóng cửa dưới mức 100 USD/thùng và cũng là mức thấp nhất trong hai tuần.
Triển vọng nhu cầu dầu chịu nhiều áp lực
Các chỉ số chính của Phố Wall giảm do lo ngại về thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại, nguy cơ suy thoái ngày càng tăng, trong khi USD mạnh khiến dầu đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.
Thêm vào đó, việc Trung Quốc thắt chặt thêm các biện pháp hạn chế tại hầu hết các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải đang gây ra nhiều tâm lý lo ngại trên thị trường. Dù vậy số ca nhiễm tiếp tục tăng trong thời kỳ phong tỏa, và khiến cho thị trường lo ngại rằng chính sách “Zero-Covid” này sẽ còn phải triển khai trong thời gian dài trước khi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt có thể quay trở lại bình thường. Như vậy, nhu cầu đi lại và hoạt động sản xuất suy yếu sẽ kéo theo tiêu thụ dầu giảm dần.
Báo cáo Triển vọng Tiêu thụ Năng lượng Ngắn hạn phát hành tối qua, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo tiêu thụ dầu của thế giới trong năm 2022 từ mức 99,8 triệu thùng/ngày xuống 99,61 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu trong năm 2023 cũng điều chỉnh giảm từ 101,73 triệu thùng/ngày xuống 101,55 triệu thùng/ngày.
Nguyên nhân chủ yếu do EIA điều chỉnh giảm số liệu tiêu thụ dầu của 2 nước lớn là Mỹ và Trung Quốc. Cụ thể, EIA hạ dự báo tiêu thụ dầu của Trung Quốc xuống 15,56 triệu thùng/ngày trong năm 2022, giảm 90.000 thùng/ngày so với con số đưa ra trong báo cáo tháng 4. Đây là yếu tố tiêu cực đối với thị trường, khi hai quốc gia “đầu tầu” đều cho thấy sự giảm sút.
Tương lai nguồn cung cũng “mờ mịt”
Về phía nguồn cung, EIA cũng dự báo sản lượng dầu thế giới từ 100,21 triệu thùng/ngày xuống 99,89 triệu thùng/ngày, dự kiến sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đây 12 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, các số liệu của EIA được xây dựng dựa trên các thông tin vào ngày 5/5, trước khi EU đề xuất cấm vận nhập khẩu dầu từ Nga. Do đó, con số này vẫn chưa phản ánh thực chất tình trạng giảm sụt nguồn cung dầu của thị trường trong thời gian tới, nếu lệnh cấm vận được thông qua.
Với lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của EU, Ủy ban Liên minh Châu Âu cần có được sự nhất trí. Bộ trưởng của Pháp cho biết các thành viên EU có thể đạt được một thỏa thuận trong tuần này nhưng Hungary đã kiên quyết phản đối lệnh cấm vận.
Ngoài lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của G7 gần đây, Nhật Bản (quốc gia có 4% lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong năm ngoái) đã đồng ý bỏ dần các giao dịch này. Thời gian và phương pháp vẫn chưa được quyết định.
Trái với kỳ vọng giảm của thị trường, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) rạng sáng nay cho biết tồn kho dầu thô của Mỹ tăng 1,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 06/05. Tồn kho các sản phẩm lọc dầu như xăng và nhiên liệu chưng cất cũng tăng. Thông tin này góp phần gây áp lực lên đà giảm của giá đầu phiên sáng nay.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g