TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Đà tăng của giá dầu bị cản trở

Đà tăng của giá dầu bị cản trở

Giá dầu thế giới biến động giằng co trong phiên giao dịch ngày 05/04, đà tăng của giá dầu bị cản trở bởi lo ngại tăng trưởng yếu kém sẽ hạn chế nhu cầu tiêu thụ dầu, bất chấp số liệu về dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 03/04/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Đà tăng của giá dầu bị cản trở

Đóng cửa phiên hôm qua, giá dầu WTI giảm nhẹ 0,12% xuống 80,61 USD/thùng, giá dầu thô Brent hầu như không đổi với mức nhích 0,06% lên sát mốc 85 USD/thùng.

Sau đợt tăng giá mạnh từ đầu tuần, các nhà giao dịch dầu thô đang giữ tâm lý thận trọng, thể hiện qua khối lượng giao dịch mỏng và biên độ dao động giá hẹp. Lực bán chốt lời tại vùng kháng cự 81 – 82 USD/thùng là một phần nguyên nhân khiến giá dầu suy yếu nhẹ.

Báo cáo chính thức của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, tồn kho dầu thô thương mại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 31/03 giảm mạnh 3,7 triệu thùng, nhiều hơn khoảng 1,5 triệu thùng so với dự báo. Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng cũng giảm nhiều hơn dự kiến, với mức giảm lần lượt là 4,1 và 3,6 triệu thùng so với tuần trước.

Theo EIA, nhập khẩu dầu thô của Mỹ đã tăng mạnh thêm 1,82 triệu thùng lên mức 7,14 triệu thùng trong tuần trước, trong khi xuất khẩu tăng nhẹ 0,65 triệu thùng. Tổng sản phẩm cung cấp, thước đo đại diện cho nhu cầu cũng tích cực hơn khi tăng 124.000 thùng lên mức 20,6 triệu thùng, cao hơn khoảng 2,6% so với mức trung bình 4 tuần.

Tuy nhiên, dù bức tranh tiêu thụ có phần cải thiện nhưng thông tin trên chưa tạo được nhiều ảnh hưởng tới thị trường như kỳ vọng. Các chỉ số kinh tế tiêu cực tại Mỹ đang làm dấy lên lo ngại suy thoái kinh tế và hạn chế đà tăng của giá dầu.

Báo cáo bảng lương theo khảo sát của ADP cho biết, số lượng việc làm phi nông nghiệp trong tháng 3 chỉ tăng 145.000, thấp hơn 45% so với tháng trước và là mức thấp nhất kể từ tháng 02/2021. Dấu hiệu cho thấy thị trường việc làm hạ nhiệt làm tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chỉ số quản lý mua hàng PMI phi sản xuất đo lường hoạt động ngành dịch vụ và xây dựng trong tháng 3 của Mỹ giảm xuống mức 51,2 từ mức 55,1 trong tháng 1.

Hoạt động kinh tế chậm lại cũng được xác nhận bởi dữ liệu thâm hụt thương mại đã tăng 2,7% lên 70,5 tỷ USD trong tháng 2 so với tháng trước, do xuất khẩu sụt giảm vượt xa mức giảm nhập khẩu. Điều này đã khiến Ngân hàng Goldman Sachs hạ ước tính tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên của Mỹ từ mức 2,6% xuống còn 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các nhà giao dịch sẽ tìm kiếm thêm tín hiệu về xu hướng kinh tế Mỹ từ báo cáo việc làm phi nông nghiệp do BLS công bố vào ngày mai (07/04). 

Nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS đánh giá có thể sau đợt tăng mạnh trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ có một chút thận trọng khi đối mặt với các báo cáo có số liệu tốt.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan