TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Chưa có thông tin nào đủ mạnh để kìm hãm sự leo thang của giá dầu

Nguồn cung dầu toàn cầu bất ổn

Giá dầu tăng vọt hơn 8% lên mức cao nhất kể từ năm 2014 khi xung đột giữa các bên trong cuộc chiến tranh Nga – Ukraine tiếp tục gia tăng.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 02/03/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Chưa có thông tin nào đủ mạnh để kìm hãm sự leo thang của giá dầu

Nhóm năng lượng tiếp tục là tâm điểm của giới đầu tư khi giá dầu đã vượt xa mốc 100 USD/thùng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 01/03, dầu WTI tăng 8,03% lên 103,41 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 7,15% lên 104,97 USD/thùng. Đây đều là các mức giá cao nhất của 2 loại dầu kể từ tháng 7/2014 tới nay.

Theo báo cáo thống kê độc lập của Viện Dầu khí Mỹ (API), trong tuần kết thúc ngày 25/02, tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm 6,1 triệu thùng so với dự đoán tăng 2,7 triệu thùng của giới phân tích.

Các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gồm Mỹ và Nhật Bản đã đồng ý giải phóng 60 triệu thùng dầu thô từ kho dự trữ của họ để cố gắng chế ngự giá đang tăng quá mạnh. Tuy nhiên, con số này chỉ chưa bằng lượng dầu thế giới tiêu thụ trong vòng 1 ngày, hoặc 6 ngày sản lượng dầu của Nga nên không đủ để gây áp lực lên thị trường.

Hiện tại mặc dù chưa có lệnh cấm vận trực tiếp nào nhắm vào dầu khí của Nga, nhưng các công ty tại Mỹ và châu Âu cũng đã giảm các đơn hàng thu mua.

Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới, AP Moeller-Maersk A/S đã dừng vận chuyển container đến và đi từ Nga, trong khi Anh cấm tất cả các tàu có liên hệ với Nga vào các cảng của họ.

Các công ty dầu và khí lớn gồm BP và Shell PLC đã thông báo kế hoạch rút khỏi các hoạt động và liên doanh của Nga, trong khi TotalEnergies SA cho biết họ sẽ không đầu tư thêm vốn vào các hoạt của họ ở Nga.

Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng dầu thô của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã vượt quá mức mục tiêu lần đầu tiên kể từ tháng 09/2021. Nguyên nhân chính là nhờ sản lượng cao hơn từ Saudi Arabia và Iraq đủ để bù đắp cho sụt giảm tại các nhà sản xuất bé hơn.

Theo đó, trong tháng 2/2022, sản lượng của OPEC đạt 28,39 triệu thùng/ngày, cao hơn 420.000 thùng/ngày so với tháng 01/2022 và cao hơn mức tăng 254.000 thùng/ngày theo chính sách sản lượng của OPEC+. Trước thềm cuộc họp ngày mai, một đại biểu OPEC+ nói rằng có vẻ như liên minh này sẽ bám sát với kế hoạch, đồng thời cho biết cuộc chiến giữa Nga và Ukraine không ảnh hưởng đến hoạt động của OPEC+.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời