TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường hàng hóa khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ: “tăng phi mã”, “trồi sụt mạnh”, “kịch trần”

thi-truong-hang-hoa-khi-chien-su-nga-ukraine-bung-no-tang-phi-ma-troi-sut-manh-kich-tran

Giá cả hàng hóa, từ dầu mỏ, ngũ cốc đến kim loại tăng phi mã và biến động cực mạnh do lo ngại dòng chảy sẽ bị gián đoạn sau khi chiến sự Nga – Ukraine xảy ra. 

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 24/02/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

thi-truong-hang-hoa-khi-chien-su-nga-ukraine-bung-no-tang-phi-ma-troi-sut-manh-kich-tran

Giá dầu có lúc chạm 105 USD/thùng

Ngay sau khi Nga tấn công Ukraine trong hôm qua, giá dầu Brent đã có lúc vượt 105 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014 bởi lo ngại về nguy cơ nguồn cung bị gián đoạn đúng vào thời điểm nhu cầu dầu hồi phục nhanh hơn sản lượng của các nhà sản xuất.

Kết thúc phiên, dầu thô Brent tăng 1,46%, lên 95,42 USD/thùng, sau khi có lúc chạm mức cao 105,79 USD; dầu WTI tăng 0,77%, lên 92,81 USD/thùng, trong phiên có lúc đạt 100,54 USD. 

Nguyên nhân kìm hãm đà tăng của giá về cuối phiên là bởi ông Biden cho biết Mỹ đang làm việc với các nước khác về việc kết hợp xuất thêm dầu từ kho dự trữ dầu thô chiến lược toàn cầu. Nhật Bản và Australia cũng cho biết họ đã sẵn sàng mở kho dầu dự trữ của mình, cùng với các quốc gia thành viên khác của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nếu nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine.

Bên cạnh đó, các biện pháp dự phòng cũng tạm thời làm giảm lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung năng lượng toàn cầu. Dầu thô Mars có thể là lựa chọn thay thế cho dầu thô chua vừa Urals của Nga. 

Ngoài ra, tồn kho dầu thương mại của Mỹ cũng tăng hơn 4,5 triệu thùng, cao hơn mức dự đoán của thị trường và là mức cao nhất kể từ giữa tháng 1. Nguồn cung ngắn hạn nới lỏng đã khiến cho giá dầu thô quay đầu và thu hẹp đà tăng khi đóng cửa.

Hiện Mỹ đã tung lệnh trừng phạt mới nhằm vào lĩnh vực công nghệ của Nga, bao gồm cắt giảm hơn một nửa nhập khẩu công nghệ của nước này, cũng như các ngành công nghiệp vũ trụ, hàng không và quân sự. Đồng thời điều thêm quân nhân tới NATO, nhằm đáp trả việc Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Đông Ukraine.

Một số nhà phân tích vẫn tin rằng các lệnh trừng phạt sẽ không nhắm vào năng lượng bởi điều này đồng nghĩa người tiêu dùng Mỹ và các nước châu Âu cũng sẽ hứng chịu hậu quả do họ nhập khẩu phần lớn dầu và khí đốt từ Nga.

Nga là nhà xuất khẩu dầu thô lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là nhà xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất. 

Các nhà phân tích cho rằng dầu Brent có khả năng duy trì mức giá trên 100 USD/thùng cho đến khi có nguồn cung đáng kể để thay thế, từ đá phiến của Mỹ hoặc từ Iran.

Khí gas tăng đột biến

Giá khí đốt ở Anh và Hà Lan kết thúc phiên tăng khoảng 40-60%, cùng với xu hướng giá dầu, giá điện ở châu Âu và các hàng hóa khác khi xung đột ở Đông Âu gia tăng.

Tại thị trường khí đốt Hà Lan, hợp đồng khí gas giao tháng 3 tăng 40,65% lên 118,50 euro/megawatt giờ (MWh), nhưng vẫn thấp hơn mức cao kỷ lục của tháng 12 là gần 185 euro/MWh.

Tại thị trường khí đốt ở Anh, giá hợp đồng giao háng 3 tăng 58,6% lên 321,97 pence/bình.

Giá khí tự nhiên ở Mỹ tăng 1,05% lên 4.641 USD/MMBtu.

Giá kim loại biến động mạnh

Giá nhôm tăng lên mức cao kỷ lục bởi lo ngại các lệnh trừng phạt có thể làm gián đoạn nguồn cung từ nhà sản xuất nhôm lớn – Nga – đồng thời làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để sản xuất kim loại này.

Nga là nhà sản xuất nhôm lớn trên thế giới, và cũng là nhà sản xuất khí đốt chính – mặt hàng được sử dụng để sản xuất điện, một thành phần chính của sản xuất nhôm.

Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) tăng hơn 3% lên 3394,5 USD/tấn. Lượng nhôm lưu trữ tại các kho của sàn LME hiện đang ở mức rất thấp, 824.150 tấn, so với khoảng 1,3 triệu tấn một năm trước.

Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới và chiếm khoảng 7% nguồn cung cấp mỏ niken toàn cầu.

Giá bạc tiếp tục tăng gần 0,6% lên 24.687 USD/ounce, trong khi đó giá bạch kim giảm 2,71% về 1062,1 USD/ounce. Hôm qua là một phiên giao dịch biến động mạnh với cả hai mặt hàng bởi đã có lúc giá bạc tăng lên 25.6 USD còn giá bạch kim cũng từng chạm mốc 1133 USD/ounce, nhưng cả hai đều không giữ được đà tăng. Bên cạnh đó, mức lợi suất cao khoảng 2% của trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm cũng cạnh tranh dòng vốn đổ vào thị trường bạc và bạch kim, trái phiếu của là một loại tài sản trú ẩn an toàn hấp dẫn. Hiện mức lợi suất này giảm về 1,97% sau phiên tối qua cho thấy các nhà đầu tư đã gia tăng sức mua đối với loại sản phẩm tài chính này.

Giá đồng giảm phiên thứ năm liên tiếp với mức đóng cửa thấp hơn 0,6% còn 4.456 USD/tấn. Cũng như thị trường kim loại quý, giá đồng cũng biến động rất lớn trong phiên hôm qua, với biên độ rộng từ 4.445 – 4.56 USD.

Giá quặng sắt giảm nhẹ 0,24% còn 138,77 USD/ounce. Vốn là một kim loại chịu ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc, giá quặng sắt ít chịu ảnh hưởng hơn bởi diễn biến của chiến tranh, mà thay vào đó là những chính sách kiểm soát giá của Bắc Kinh.

Giá lúa mì, ngô và dầu đậu tương đồng loạt tăng kịch trần

Giao tranh nổ ra liên tiếp ở ngoại ô phía bắc thủ đô Kiev, vùng Donbass và bờ biển phía nam của Ukraine, đẩy giá một loạt nông sản tăng vọt ngay trong phiên sáng. Giá lúa mì, ngô và dầu đậu tương đồng loạt tăng kịch trần ngay từ phiên châu Á, một điều rất hiếm thấy từ trước đến nay.

Giá lúa mì Mỹ tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 7/2012, trong khi giá ngô chạm mức cao nhất 8 tháng do xung đột giữa Nga với Ukraina làm trầm trọng thêm nỗi lo về nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/02, lúa mì Chicago vẫn giữ được mức tăng kịch trần với 5,65% lên 934,75 cents/bushel, đồng thời, lúa mì Kansas cũng tăng 5,23% lên mức 966 cents/bushel.

Hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 5 tăng 1,32% lên 690,25 cents/bushel.

Nga và Ukraine chiếm khoảng 29% xuất khẩu lúa mì toàn cầu, 19% nguồn cung ngô. Các nhà giao dịch lo ngại xung đột có thể gây ra tình trạng tranh giành mua những mặt hàng này ở các nhà cung cấp khác.

Giá dầu đậu tương phiên này cũng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại khi giá dầu thô lên cao và do lo ngại về nguồn cung dầu thực vật toàn cầu trong bối cảnh xung đột ở khu vực sản xuất dầu hướng dương quan trọng của thế giới. Kết phiên, giá dầu đậu tăng gần 2% lên 71,97 cents/pound.

Giá đậu tương cũng có thời điểm đạt mức cao nhất 9,5 năm trước khi hạ nhiệt và giảm 1,02% xuống 1654 cents/bushel, do hoạt động bán chốt lời. 

Diễn biến trái chiều với dầu đậu tương cũng việc diện tích đậu tương tăng so với năm ngoái và đồng Real Brazil giảm mạnh hơn 2% sau một thời gian dài tăng liên tục đã khiến nông dân Brazil đẩy mạnh việc bán hàng. Kết phiên, giá khô đậu tương quay đầu giảm mạnh 2,23% xuống còn 455,6 USD/tấn Mỹ.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời