TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Chiến sự Nga – Ukraine “căng như dây đàn”, thị trường hàng hóa diễn biến ra sao?

Chiến sự Nga - Ukraine căng như dây đàn thị trường hàng hóa diễn biến ra sao

Thị trường hàng hóa đang trong tình trạng thận trọng khi các báo cáo về vụ nổ súng ở miền đông Ukraine làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/02/2022

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Căng thẳng Nga - Ukraine căng như dây đàn thị trường hàng hóa diễn biến ra sao

Theo các nguồn tin địa phương, đã có giao tranh xảy ra giữa lực lượng li khai ở miền đông Ukraine với quân đội nước này, một động thái mà các nước phương Tây cho rằng Nga đứng sau giật dây để lấy cớ tiến hành một cuộc xâm lược.

Dòng tiền lại đổ về thị trường trú ẩn an toàn

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/02, các mặt hàng kim loại quý vẫn duy trì được đà tăng trong bối cảnh dòng tiền rút ra khỏi các thị trường đầu tư rủi ro. Giá bạc tăng 1,14% lên 23.875 USD/ounce, còn giá bạch kim cũng tăng gần 3% lên 1092.7 USD/ounce. Các nhà đầu tư hiện rất lo ngại về việc căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine leo thang, nên dòng tiền dịch chuyển sang các tài sản trú ẩn an toàn.

Chứng khoán Mỹ đã giảm hơn 1% ngay sau khi căng thẳng về Ukraine tăng cao.

Giá lương thực tiếp tục tăng cao

Giá lúa mì Chicago hôm qua đóng cửa tăng vọt hơn 2% lên mức 798.00 cents/giạ còn lúa mì Kansas tăng gần 2% lên 823.00 cents/bushel cũng do lo ngại về tình hình căng thẳng có dấu hiệu leo thang giữa Nga – Ukraine. 

Mức tăng mạnh của giá lúa mì cùng với việc Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cắt giảm dự báo sản lượng ngô toàn cầu xuống mức 1,2 tỉ tấn, thấp hơn 4 triệu tấn so với báo cáo trước, cũng giúp cho giá ngô tăng nhẹ 0,46% lên mức 650.00 cents/bushel.

Nếu căng thẳng tiếp tục và chiến tranh xảy ra, các thị trường toàn cầu sẽ phải vật lộn với kho dự trữ ngũ cốc ngày càng thu hẹp. Ngoài ra, Nga cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về cả ba nhóm phân bón chính. Bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung nào từ Nga cũng có thể dẫn đến việc tăng giá phân bón vốn đã cao, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và gây ra lạm phát lương thực hơn nữa.

Giá dầu bị hai thông tin trái chiều tác động

Đóng cửa phiên giao dịch giá dầu thô WTI tháng 3 giảm 2,03% xuống 91,76 USD/thùng, dầu Brent tháng 4 giảm 1,94% xuống 92,97 USD/thùng.

Dầu trong phiên hôm qua chịu sức ép nhiều hơn với thông tin khả năng Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với Mỹ và mở đường xuất khẩu dầu thô trở lại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đang trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán gián tiếp với Iran, nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran.

Với một thỏa thuận mới có thể đang được thực hiện, hôm 16/2 Hàn Quốc cho biết họ đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc nối lại nhập khẩu dầu thô của Iran và giải phóng các quỹ của Iran. Hàn Quốc trước đó là một trong những khách hàng mua dầu hàng đầu của Tehran ở Châu Á.

Tuy nhiên, căng thẳng về khả năng Nga tấn công Ukraina sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường dầu mỏ nói riêng và hàng hóa nói chung. Mặc dù Nga phủ nhận kế hoạch xâm lược nước láng giềng, nhưng các nước phương Tây vẫn cho rằng có mọi dấu hiệu cho thấy Nga có kế hoạch tấn công Ukraine trong vài ngày tới và đang chuẩn bị một cớ để biện minh cho việc này.

Giá dầu vẫn đang hướng tới mức 100 USD/thùng, cùng với đó là sự tăng cao kỷ lục của giá khí đốt châu Âu sẽ thúc đẩy cho giá khí tự nhiên và dầu của Mỹ.

Đồng giảm khi căng thẳng Nga – Ukraina tăng lên

Giá đồng giảm, các thị trường trong tình trạng thận trọng khi các báo cáo về vụ nổ súng ở miền đông Ukraine làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến tranh.

Đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,7% xuống 9.929,7 USD/tấn. Đồng giao dịch trên sàn COMEX giảm 0,3% xuống 4.5230 USD/tấn.

JPMorgan ước tính rằng Nga chiếm khoảng 4-6% sản lượng đồng, nhôm và niken tinh chế toàn cầu.

Giới phân tích cũng đang cân nhắc nguy cơ gián đoạn xuất khẩu kim loại của Nga. Nếu Nga cắt đứt hệ thống thanh toán quốc tế Swift, thì điều này sẽ làm chậm dòng tiền và ảnh hưởng đến xuất khẩu. Ngoài ra, bất kỳ sự gián đoạn nào đối với dòng khí đốt cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề đối với các nhà sản xuất kim loại ở châu Âu vì họ cũng đang cắt giảm sản lượng do giá năng lượng cao.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g

Bài viết liên quan

Trả lời