Giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 13 tuần do nhu cầu xăng của Mỹ tiếp tục tăng bất chấp giá cao kỷ lục, cùng với kỳ vọng rằng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng trong bối cảnh tình hình về nguồn cung thắt chặt ngày càng gia tăng.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 06/06/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/6, giá dầu WTI tăng 2,26% lên 122,11 USD/thùng trong khi dầu thô Brent tăng 2,5% lên 123,58 USD/thùng. Đồng thời, giá xăng RBOB của Mỹ cũng tăng 1,54% lên mức 4,2219 USD/gallon.
Giá cả hai loại dầu thô chính thức vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 120 USD/thùng, sau khi liên tục chịu áp lực trong suốt 3 tháng. Một loạt yếu tố hỗ trợ cho giá như: Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch tại Thượng Hải, Bắc Kinh; việc Liên minh châu Âu EU thông qua gói cấm vận Nga mà không còn gặp nhiều sự phản đối của các thành viên khiến cho thị trường gần như chắc chắn sẽ thiếu hụt một lượng lớn dầu từ Nga trong cuối năm nay.
Thêm vào đó, đà tăng của giá còn được hỗ trợ nhờ thông tin Iran sẽ bỏ hai camera giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tại một cơ sở làm giàu uranium, vốn là điều kiện cần thiết để Iran và các nước phương Tây ngồi lại vào bàn đàm phán nhằm thảo luận lại đàm phán hạt nhân. Động thái này làm gia tăng căng thẳng với Mỹ và các quốc gia khác đang đàm phán với Iran về chương trình hạt nhân của nước này, gây khó khăn trong việc đưa dầu của Iran quay trở lại thị trường.
Đầu tuần, Citibank cho biết kỳ vọng Iran có thể quay trở lại thị trường quốc tế sớm nhất cũng chỉ có thể trong đầu năm sau. Tuy vậy, với các diễn biến mới này, xác suất để đàm phán các bên thành công ngày càng thấp.
Giá dầu cũng được hỗ trợ sau số liệu của EIA cho thấy tổng tồn kho dầu tại kho thương mại lẫn kho dự trữ chiến lược SPR giảm đến 5,2 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 03/06. Tồn kho xăng cũng tiếp tục giảm 0,8 triệu thùng, ngược với số liệu của API là tăng 1,8 triệu thùng. Điều này càng cho thấy thị trường đang bị thắt chặt nguồn cung, trong khi nhu cầu tiêu thụ gia tăng ở mức 20,2 triệu thùng/ngày, bất chấp giá xăng dầu tại Mỹ liên tục lập kỷ lục, gần chạm đến mức 5 USD/gallon.
Tại Na Uy, một số công nhân dầu mỏ dự định đình công từ ngày 12/6 vì vấn đề lương có thể dẫn đến giảm sản lượng dầu thô.
Bộ trưởng Năng lượng UAE cũng đã cảnh báo rằng giá cả các mặt hàng xăng dầu có khả năng tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là với sự gia tăng nhu cầu từ phía Trung Quốc. Trong tuần, một loạt các ngân hàng như Citi, Goldman Sachs hay Morgan Stanley đều nâng dự báo giá dầu trong năm nay và cả năm 2023.
Ngược lại với diễn biến của giá xăng dầu, tâm điểm khác của thị trường năng lượng trong phiên hôm qua là giá khí tự nhiên tiếp tục phiên giảm rất sâu ngày thứ 2 liên tiếp, xuống mức 8,7 USD/MMBtu. Theo dữ liệu từ S&P Global Commodity Insights, nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) của Anh trong tháng 05 vừa qua đã giảm hơn 40% so với tháng trước đó do tồn kho nước này đã đạt trên 91% tổng công suất. Thông tin này phần nào tác động lên giá khí tự nhiên trên Sở NYMEX. Tuy nhiên, so với đầu năm nay, mặt hàng này đã tăng đến hơn 250%.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế vẫn cảnh báo rằng Châu Âu có thể đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng trong mùa đông tới khi trừng phạt Nga.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g