Giá dầu thô tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục mới, trên 85 USD/thùng, do dự báo tình trạng thiếu cung sẽ còn kéo dài trong vài tháng tới khi giá khí đốt và than cùng tăng cao dẫn đến tình trạng chuyển đổi sang sử dụng các sản phẩm dầu.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 18/10/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Giá dầu Brent tăng lên cao nhất 3 năm trong bối cảnh nhu cầu hồi phục
Trong phiên giao dịch ngày 15/10, giá hợp đồng dầu thô Brent đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 10/2018 tại 85,1 USD/thùng. Như vậy, tính chung cả tuần trước dầu Brent tăng 3% và là tuần tăng thứ 6 liên tiếp. Giá dầu WTI trên ở NYMEX cũng đánh dấu chuỗi 8 tuần tăng liên tiếp với mức tăng 3,69% lên 82,28 USD/thùng.
Giá dầu Brent tăng lên mức trên 85 USD/thùng bởi dự báo thiếu hụt nguồn cung trong vài tháng tới khi những hạn chế du lịch liên quan tới virus corona được nới lỏng.
Diễn biến giá dầu thô Brent trong 2 tháng qua
Nhu cầu phục hồi từ đại dịch COVID-19, thêm vào đó là sự thúc đẩy từ các nhà máy điện khi họ quay sang mua dầu mazut và dầu diesel khi giá khí đốt và than đắt đỏ.
Cùng với đó, việc Nhà Trắng cho biết họ sẽ dỡ bỏ các hạn chế đi lại COVID-19 đối với các công dân nước ngoài đã được tiêm đầy đủ vaccine có hiệu lực từ ngày 8/11, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu máy bay.
Trong báo cáo hằng tháng về thị trường dầu mỏ, IEA cho biết: “Giá dầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua do sự thiếu hụt khí đốt tự nhiên, LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) và than làm tăng nhu cầu về dầu mỏ, và điều này có thể khiến thị trường sẽ thiếu hụt ít nhất là đến cuối năm nay. Giá than và khí đốt ở mức cao kỷ lục, cũng như tình trạng thiếu điện sinh hoạt đang thúc đẩy ngành điện lực và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chuyển sang dùng dầu để thắp sáng và sản xuất”.
Nguồn cung dầu toàn cầu thắt chặt
Sự sụt giảm mạnh trong kho dự trữ dầu tại Mỹ và các nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được cho là sẽ khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt. Kho dự trữ dầu của các nước OECD đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015.
Thị trường dầu lửa đang ở trong “tình trạng thâm hụt kéo dài nhất mà chúng tôi từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ”, với nhu cầu sẽ tiếp tục vượt nguồn cung trong mùa đông năm nay, Damien Courvalin – Giám đốc nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs nói.
“Thế giới sẽ đối mặt với sự thâm hụt nguồn cung dầu trong nhiều năm và khả năng giá dầu còn tăng cao hơn nhiều”, ông Courvalin nhận định. Ngân hàng Goldman Sachs đưa ra kịch bản giá dầu Brent sẽ đạt mốc 90 USD/thùng trước khi kết thúc năm 2021.
Trong một động thái khác, Saudi Arabia đã bác bỏ lời kêu gọi gia tăng sản lượng của OPEC+, họ nói rằng việc nhóm này không nới lỏng cắt giảm sản lượng là đang bảo vệ thị trường dầu khỏi những biến động giá mạnh như trên thị trường khí tự nhiên và than. Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức kỷ lục gần 13 triệu thùng/ngày của năm 2019. Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã miễn cưỡng đầu tư vào việc gia tăng sản lượng sau nhiều năm lợi nhuận thấp.
IEA đã nâng mức dự báo về nhu cầu dầu toàn cầu trong năm nay lên 96,3 triệu thùng/ngày trong năm nay, nhiều hơn 5,5 triệu thùng so với dự báo trước đó, và năm 2022 tăng thêm 3,3 triệu thùng/ngày. Điều này sẽ gây ra thiếu hụt khoảng 700.000 thùng/ngày đến cuối năm nay, cho tới khi OPEC+ bổ sung thêm nguồn cung dự kiến trong tháng 1/2022.
Giá các loại năng lượng đang tăng như “nổi loạn” gần đây gây nên áp lực lạm phát và về lâu dài sẽ tạo ra ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế thế giới.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g