Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả hàng hóa là gì, trên thị trường giá cả hàng hóa xoay quanh các yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Giá cả hàng hóa là gì?
Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, nghĩa là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ hay một tài sản nào đó.
Các đặc trưng cơ bản của giá cả:
– Giá cả phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán.
– Giá cả biểu hiện sự thừa nhận của thị trường về hàng hóa thông qua quyết định của người mua.
Chức năng của giá cả hàng hóa
1- Chức năng thông tin: Giá cả phản ánh mối quan hệ cung-cầu, phản ánh sự biến động của giá. Nhất là trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị kinh tế đưa ra quyết định đúng đắn.
2- Chức năng phân bổ nguồn lực: Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của xí nghiệp, bố trí tài nguyên giữa các ngành và cân đối tổng cung và tổng cầu của xã hội.
3- Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết.
4- Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân.
5- Chức năng lưu thông hàng hóa: Giá cả lên xuống giúp điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất và điều tiết hành vi của người tiêu dùng.
Vai trò của giá cả đối với nền kinh tế thị trường
1. Đối với các doanh nghiệp:
– Là công cụ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu nhất định. Trong điều kiện thị trường hiện nay, giá cả là công cụ cạnh tranh, có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm khác.
– Là yếu tố quyết định mức độ chi phí sản xuất và mức độ lợi nhuận nhất định của doanh nghiệp.
– Là phương án kinh doanh quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh.
2. Đối với người tiêu dùng:
– Là yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua.
– Là sự đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua.
– Là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.
Thị trường giá cả hàng hóa xoay quanh các yếu tố nào?
Giá cả của hàng hoá có thể hiểu là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị, cụ thể:
– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó.
– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.
– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.
Giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giá cả hàng hóa phái sinh được hình thành và vận động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:
– Theo quy luật cung cầu: Cung cao hơn cầu thì giá giảm và cung thấp hơn cầu thì giá tăng.
– Giá trị của hàng hóa: Giá trị của hàng hóa chịu tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.
– Giá trị sử dụng của hàng hóa: Tức là công dụng của hàng hóa.
– Các biến động của thời tiết như: Lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
– Biến động với tính chất mùa vụ thu hoạch: Nếu vào mùa dự kiến có một nguồn cung dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Hàng hóa càng vào cuối mùa sẽ càng tăng giá cao hơn.
– Tác động của các chính sách kinh tế: giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.
Trên đây là nội dung về giá cả hàng hóa trên thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá mà bạn nên tham khảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bản tin thị trường khác, đừng quên theo dõi trang FINVEST để nhận thông báo hàng ngày nhé!