Trong giao dịch hàng hóa phái sinh, có 4 loại lệnh cơ bản mà các nhà đầu tư cần nắm rõ bao gồm: Lệnh MKT, lệnh LMT, lệnh STP và lệnh STL.
1. Lệnh MKT:
– Lệnh MKT – Market Order – gọi là lệnh thị trường. Đây là lệnh mua/bán các hợp đồng tại mức giá thị trường.
– Trader sử dụng lệnh này khi muốn thực hiện mua hoặc bán với mức giá thị trường hiện tại. Khi đặt lệnh này, lệnh sẽ được khớp ngay tức khắc với giá gần nhất được chào mua/bán trên thị trường ở thời điểm đó.
– Lệnh MKT là cách nhanh nhất để đảm bảo khớp lệnh. Trong hầu hết trường hợp, khách hàng không thể huỷ lệnh này khi phiên giao dịch đã mở cửa.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang nắm giữ 1000 lot đậu tương, khi đặt lệnh MKT mua hoặc bán, ngay khi đặt, lệnh sẽ được khớp với giá mua/bán của thị trường hiện tại.
2. Lệnh LMT:
– Lệnh LMT – Limit order – lệnh giới hạn là lệnh mua bán các hợp đồng ở mức giá được chỉ định hoặc tốt hơn.
– Mức giá tốt hơn là mức giá cao hơn mức giá chỉ định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá chỉ định đối với lệnh mua.
– Khi đặt lệnh này, trader sẽ được phép đặt một mức mua hoặc bán cụ thể theo mong muốn. Khi giá thị trường di chuyển tới mức giới hạn đó sẽ được tự động khớp lệnh.
– Lệnh chờ giới hạn thông thường không thể thực hiện ngay, nó có hiệu lực cho đến khi khớp lệnh trong phiên giao dịch, khi hết ngày giao dịch hoặc khi lệnh bị hủy bỏ trong phiên.
– Trong thời gian lệnh chưa được giao dịch, trader có thể thay đổi mức giới hạn.
Ví dụ: Giá thị trường Ngô hiện đang là 145 USD/ounce, bạn có thể đặt lệnh mua LMT khi giá ở mức 130 USD, khi giá xuống đến mức này hoặc thấp hơn, lệnh mua sẽ được khớp. Hay, đặt lệnh bán LMT ở mức 150 USD, khi giá lên đến mức này hoặc cao hơn lệnh bán LMT sẽ được thực hiện.
3. Lệnh STP:
– Lệnh STP – Stop order – là lệnh dừng lỗ, có chức năng “chặn lỗ”. Đây là loại lệnh quan trọng giao dịch hàng hóa phái sinh giúp nhà đầu tư phòng, giảm thiểu rủi ro hoặc muốn thu lợi nhuận ở một mức giá nhất định.
– Lệnh này chỉ thực hiện được khi đang nắm giữ một vị thế nhất định. Lệnh dừng STP có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc khi lệnh bị hủy bỏ.
– Sau khi đặt lệnh, nếu giá thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức giá dừng thì khi đó lệnh sẽ được khớp và trở thành lệnh thị trường.
– Các trường hợp sử dụng lệnh dừng lỗ:
+ Trong trường hợp trader chấp nhận một mức chịu lỗ nhất định.
+ Phòng ngừa bị thua lỗ quá lớn.
Ví dụ: Trader mua hợp đồng lúa mì trị giá 2000 USD, bạn chấp nhận chịu lỗ 500 USD nghĩa là có thể đặt lệnh dừng lỗ khi giá về xuống khoảng tiền chấp nhận còn 1500 USD.
4. Lệnh STL:
– Lệnh STL – Stop Limit Order – lệnh dừng giới hạn là lệnh mua/bán với mức giá giới hạn khi mức giá tại thị trường bằng mức giá dừng được chỉ định trước.
– Lệnh này chỉ khớp khi giá di chuyển vào đúng mức đã đặt (giá cao hơn hoặc thấp hơn sẽ không khớp lệnh).
Chẳng hạn, bạn đặt lệnh mua LMT ở mức 130 USD, khi giá thị trường vào đúng mức 130 USD sẽ được khớp lệnh, nếu thấp hơn là 128 USD lệnh sẽ không được khớp.
Lệnh MKT và lệnh STP là 2 lệnh thường được sử dụng nhiều trong giao dịch hành hóa phái sinh. Đặc biệt là với lệnh STP, các nhà đầu tư cần PHẢI tính toán cẩn thận và sử dụng lệnh để giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch.Chúc các nhà đầu tư thành công!
Liên hệ hỗ trợ hoặc đăng kí tài khoản giao dịch tại FINVEST, hotline: 024.3552.7979.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.