Lúa mì và dầu đậu tương là 2 mặt hàng có mức giảm mạnh nhất thị trường giao dịch nông sản CBOT trong tuần vừa qua với hơn 5%.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 13/09/2021
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Thị trường lúa mì đã phải đối mặt với áp lực nguồn cung gia tăng
Lúa mì là mặt hàng dẫn đầu đà giảm của thị trường trong tuần trước với hợp đồng lúa mì Chiacago giảm 5,2% còn 688,5 cents/bushel; đồng thời, lúa mì Kansas cũng giảm mạnh 5,6% xuống 682,5 cents/bushel.
Báo cáo Cung – cầu phát hành hôm thứ 6 (10/9) không có quá nhiều thay đổi bất ngờ đối với mặt hàng này, thay vào đó là những dấu hiệu cho thấy lo ngại trước đó của thị trường về nguồn cung đã giảm bớt. Dự trữ lúa mì tại Canada tăng và triển vọng thu hoạch được cải thiện ở Australia và Argentina đã gây sức ép chính lên giá.
Nông sản Argentina chuyển sang trồng ngô thay vì đậu tương
Giá đậu tương kết tuần chỉ giảm nhẹ 0,43% về mức 1286,5 cents/bushel. Các hoạt động xuất khẩu của Mỹ bị đình trệ sau bão Ida là yếu tố thu hẹp mức giảm do nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm khi lợi nhuận ép dầu giảm xuống mức âm trong vài tháng qua.
Dầu đậu tương giảm rất mạnh hơn 5% còn 55,99 cents/pound, do triển vọng nhu cầu nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ giảm xuống đáng kể do giá dầu thực vật tăng cao thúc đẩy sản xuất nội địa.
Tại Malaysia, Ủy ban Dầu cọ của nước này (MPOB) cho biết, tồn kho dầu cọ đến hết tháng 8 của nước này ở mức 1,87 triệu tấn, tăng 25,3% so với tháng trước và cao hơn mức dự báo 1,74 triệu tấn của Reuters dự báo. Nguyên nhân chính do mức sản lượng gia tăng trong khi nhu cầu nội địa và xuất khẩu giảm mạnh. Xuất khẩu dầu cọ của Malaysia giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong khi đó, sản lượng dầu cọ tháng 8 tăng 11,8% so với tháng trước, đạt 1.70 triệu tấn.
Với việc giá đậu tương không thay đổi quá nhiều và dầu đậu tương sụt giảm là yếu tố hỗ trợ cho giá khô đậu tương, giúp mặt hàng này là hàng hóa hiếm hoi của nhóm nông sản vẫn giữ được sắc xanh trong tuần vừa qua, với mức tăng 0,44% lên 342,5 USD/tấn Mỹ.
Nông dân Argentina dự kiến sẽ thu hoạch 48,8 triệu tấn đậu tương trong niên vụ 2021/22, giảm nhẹ so với ước tính trước đó là 49 triệu, do một số nông dân có sự thay đổi nhẹ, hướng tới trồng ngô thay vì trồng đậu tương như trước đây.
Argentina là nhà cung cấp lúa mì quan trọng trên toàn cầu, nhà xuất khẩu ngô số 2 thế giới và nhà xuất khẩu dầu đậu tương và bột đậu tương hàng đầu. Tuy nhiên, một số nông dân gần đây đã chuyển sang trồng ngô thay vì đậu tương, để giảm bớt thời tiết khô hạn và tận dụng lợi nhuận cao hơn.
Trung Quốc cắt giảm dự báo tiêu thụ ngô
Giá ngô kết thúc tuần trước với mức giảm 1,24% xuống 517,5 cents/bushel do kỳ vọng của thị trường về nguồn cung ở Mỹ được nới lỏng với mức năng suất và diện tích gieo trồng đều tăng. Tuy nhiên, số liệu từ báo cáo Cung – cầu được công bố hôm thứ 6 đã làm giảm bớt sự kỳ vọng này.
Tại thị trường Trung Quốc, nước nhập khẩu hàng đầu thế giới này đã cắt giảm dự báo sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi. Theo một báo cáo vụ mùa hàng tháng trên trang web của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi năm 2021/22 của Trung Quốc đạt 187 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với dự báo của tháng 7/2021. Việc mở rộng chăn nuôi lợn hơi dự kiến sẽ chậm lại do giá lợn tiếp tục ở mức thấp sẽ hạn chế tiêu thụ thức ăn chăn nuôi.
Theo Ước tính Cung và Cầu Nông nghiệp Trung Quốc hàng tháng (CASDE), Trung Quốc cũng hạ ước tính cho cả thức ăn chăn nuôi và tiêu thụ công nghiệp đối với ngô trong niên vụ 2020/21, tương ứng 2 triệu tấn so với năm trước, do giá ngũ cốc tăng cao.
Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi đã giảm việc sử dụng ngô vì các loại ngũ cốc thay thế như lúa mì và gạo có lợi thế rõ ràng về giá để thay thế ngô. Các nhà máy sản xuất ngô cũng giảm tỷ lệ hoạt động đáp ứng phù hợp với nhu cầu thực tế.
Trong khi đó, Bộ nông nghiệp Trung Quốc đã nâng ước tính nhập khẩu ngô năm 2020/21 của Trung Quốc thêm 4 triệu tấn, lên 26 triệu tấn, trong đó có sự gia tăng đáng kể trong các lô hàng của Mỹ.
Các nhà đầu cơ lớn đã cắt giảm vị thế mua ròng của họ đối với ngô trong tuần kết thúc vào ngày 7/9.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g