Giá cả thị trường mua bán hàng hoá thường gây ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và nền kinh tế Việt Nam. Do đó, hình thức “mua bán hàng hóa hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa” ra đời nhằm mục đích tạo thế cân bằng trên thị trường. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của thị trường mua bán hàng hóa qua Sở, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Cơ hội “vàng” cho doanh nghiệp mở rộng thị trường hàng hóa trong nước là gì?
- Giao dịch hàng hóa phái sinh nước ta hiện nay
- Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên Trung Quốc tham vọng đưa lợn lên sàn
Khái niệm, đặc điểm mua bán hàng hóa qua Sở
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là Purchase and sale of goods through the Goods Exchange.
“Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại. Theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa, theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
Theo Điều 63 Luật Thương mại 2005
Các đặc điểm cơ bản của mua bán hàng hóa qua Sở:
– Hàng hóa được trao đổi phải đạt tiêu chuẩn hóa cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ giữa bên mua và bên bán.
– Nghĩa vụ của các bên thường được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai, chứ không phải vào thời điểm ký kết hợp đồng.
– Đóng vai trò trung gian, kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Việc mua bán hàng hóa qua Sở được thực hiện thông qua:
– Các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa.
– Hình thức pháp lý và hợp đồng mua bán.
Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa:
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo hợp đồng mua bán hàng hóa theo đúng quy định của Sở. Có 2 loại hợp đồng cơ bản: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
– Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời hạn định trước trong tương lai kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…). Hợp đồng kỳ hạn không được quy chuẩn hóa.
– Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được chọn mua hoặc chọn bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Vai trò của thị trường mua bán hàng hóa qua Sở
Thị trường hàng hóa qua Sở giao dịch là nơi kết nối giữa bên mua và bán thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, cũng như mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, đơn vị…. Dưới đây là một số vai trò chính của thị trường Sở Giao dịch hàng hóa!
Về mặt kinh tế:
– Định hướng sản xuất.
– Điều chỉnh giá cả trên thị trường.
– Nâng cao hiệu suất quản lý kinh tế của Nhà nước
Về mặt xã hội:
– Giảm chi phí rủi ro đối với xã hội.
– Phân bổ nguồn lực trong xã hội.
– Bảo vệ nhà đầu tư.
Trên đây là nội dung về các loại hợp đồng, vai trò của thị trường mua bán hàng hoá mà các nhà đầu tư nên tham khảo. Hy vọng những kiến thức này đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan và hiệu quả đầu tư trong tương lai hơn. Chúc bạn thành công!