Bên cạnh tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu, thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay cũng làm điểm tựa vững chắc cho nền kinh tế Việt Nam. Nhất là giai đoạn mùa dịch COVID-19, việc đề xuất các giải pháp phát triển thị trường ngày càng được quan tâm.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Xu hướng vận động chung của thị trường hàng hóa Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu và nội địa Việt Nam nhiều biến động bởi dịch COVID-19, những xu hướng vận động của thị trường hàng hóa nửa đầu năm 2020 như sau:
Một là, thúc đẩy phát triển thị trường cạnh tranh do áp lực thực thi các chính sách của Chính phủ, doanh nghiệp theo cơ chế thị trường cũng như cam kết quốc tế.
Hai là, phát triển thị trường theo hướng gắn kết giữa thị trường đô thị, nông thôn, miền núi và bứt phá thị trường vùng – khu vực về quy mô sản xuất, khả năng thu gom và vận chuyển hàng hoá.
Ba là, biến động về tài chính của thị trường nội địa và nước ngoài với sự tham gia của nhiều thành phần tài chính như các doanh nghiệp có vốn đầu tư chi tiêu nước ngoài (FDI) và những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ở quốc tế đem về phân phối trên thị trường Việt Nam.
Bốn là, quy mô các loại thị trường, tốc độ phát triển, cơ cấu và giá cả hàng hoá, dịch vụ (các loại) cũng là một xu thế vận động theo những quy luật của thị trường, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh.
Một số giải pháp phát triển thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh vừa đối mặt với dịch bệnh, vừa duy trì hoạt động sản xuất, GDP cả nước tăng trưởng 1,81% trong 6 tháng đầu năm 2020, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay có thể trở mảnh đất trường màu mỡ giúp GDP tăng trưởng tốt hơn. Để phát triển thị trường hàng hóa Việt Nam, chúng ta cần có những phương án cụ thể và cách thức hỗ trợ phù hợp. Một số vấn đề cần được xử lý như sau:
Ứng dụng các giải pháp phát triển thị trường hàng hoá Việt Nam
Phát triển đa dạng hóa kênh phân phối
Kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống và hiện đại, việc đa dạng hóa các kênh phối phối là vô cùng cần thiết.
– Giúp xây dựng và củng cố hệ thống phân phối trên phạm vi cả nước và phát triển mạng lưới phân phối nhỏ của địa phương.
– Tạo mối liên kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm từ quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu đến buôn bán nhỏ lẻ.
– Thiết lập khối hệ thống phân phối, phát triển hệ thống trung tâm Logistics để tiếp nhận hàng hoá từ các cơ sở sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hoá trên địa bàn.
– Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm giá cả đầu tư.
– Thực hiện cam kết ràng buộc mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực thi khai thác thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, bổ sung những quy chuẩn hiện có để phát triển thị trường hàng hóa, làm cơ sở để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát thị trường.
Thứ hai, có cơ chế tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, đất đai phù hợp để xây dựng hạ tầng thương mại.
Thứ ba, tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam sử dụng hàng Việt Nam” và nâng cao tỷ trọng hàng Việt Nam, kết hợp các biện pháp quảng cáo, khuyến mại.
Hỗ trợ phân phối hàng hóa, tăng sức cạnh tranh thị trường
– Tăng cường chính sách phát triển phân phối và mở cửa thị trường phân phối (kể cả việc mở cửa ngoài phạm vi cam kết).
– Tăng cường hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước tạo sức mạnh tài chính, xây dựng thương hiệu; liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối để ổn định nguồn hàng và thị trường tiêu thụ.
– Hoàn thiện quy chế quản lý về quảng cáo, ngăn chặn tình trạng các công ty mẹ ở nước ngoài chi trả quảng cáo cho các công ty trong nước vượt quá định mức.
Ứng dụng thương mại điện tử và sử dụng thị trường hàng hóa Việt Nam hiện nay hiệu quả
Trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay, việc sử dụng các phương tiện thương mại điện tử trực tuyến giúp các doanh nghiệp giảm ngân sách thu thập thông tin.
Ngoài ra, mạng Internet cũng cung cấp các nguồn thông tin thị trường với tốc độ cao giúp các doanh nghiệp khai thác thông tin thị trường có hiệu quả trước phản ứng của thị trường.
Để tham khảo thêm các thông tin hữu ích về thị trường hàng hóa khác, đừng quên truy cập Finvest hoặc để lại bình luận để được đội ngũ chuyên gia tư vấn giải đáp thắc mắc!
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.