TIN NỔI BẬT, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường hàng hóa 13/10: Dầu thô, Ngô và Đậu tương đi xuống

Thị trường hàng hóa 13/10/2020

Chốt phiên giao dịch ngày 12/10, thị trường hàng hóa không có nhiều biến động bất ngờ. Giá Dầu giảm gần 3%, Ngô và Đậu tương cũng đi xuống. Cao su cao nhất 6 tuần, Quặng sắt, thép và lúa mì đồng loạt tăng.

Thị trường hàng hóa 13/10/2020
Giá Dầu giảm mạnh gần 3% do mất đi lực hỗ trợ

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/10, Dầu thô Brent giảm 2,6% xuống 41,72 USD/thùng, Dầu thô WTI giảm 2,9% xuống 39,43 USD/thùng.

Dầu thô bị mất đi lực hỗ trợ khi mỏ dầu lớn nhất Libya được mở lại, cuộc đình công tại Na Uy kết thúc và các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu khôi phục sản lượng sau cơn bão Delta.

Các công ty dầu khí của Nauy đã đạt được thỏa thuận với các công đoàn về chế độ tiền lương cho người lao động, kết thúc đợt đình công kéo dài 10 ngày, khiến cho ít nhất 330,000 thùng dầu/ngày sản lượng khai thác dầu của nước này bị ảnh hưởng.

Cơn bão Delta cũng đã đổ bộ vào đất liền, kết thúc những ảnh hưởng tới hoạt động khai thác dầu ngoài khơi vịnh Mexico. Sau khi cơn bão qua đi, các công ty dầu khí đã ngay lập tức khôi phục hoạt động sản xuất bằng việc triển khai nhân sự trở lại các giàn khoan bị đóng cửa.

Libya – thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dự kiến sẽ tăng sản lượng lên 355.000 thùng/ngày (bpd) sau thông báo dỡ bỏ điều khoản bất khả kháng đối với giếng dầu lớn nhất của nước này – El Sharara. Sản lượng dầu tại Libya tăng sẽ là một thách thức đối với OPEC+ và những nỗ lực hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá.

Ngoài ra, giá Dầu còn chịu áp lực giảm bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng, làm gia tăng các hạn chế ảnh hưởng đến nhu cầu dầu. Việc cung cấp trở lại diễn ra khi nhiễm COVID-19 đang bùng phát trở lại ở Trung Tây Hoa Kỳ và châu Âu làm dấy lên lo ngại về tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu, đặt ra thách thức cho OPEC+.

Giá Dầu ổn định trong bối cảnh nguồn cung trở lại. OPEC + đã hạn chế nguồn cung để giúp tăng giá dầu trong bối cảnh đại dịch coronavirus, với việc cắt giảm 7,7 triệu thùng mỗi ngày do giữ lại đến hết tháng 12. Ban giám sát thị trường của các nhà sản xuất sẽ họp vào thứ Hai tới.

Trong khi đó, giá Khí tự nhiên tại Mỹ tăng lên mức cao nhất 19 tháng kể từ tháng 3/2019, sau khi lượng khí dẫn đến các nhà máy xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng tăng, cùng với hoạt động trở lại tại Louisiana sau cơn bão Delta và Maryland sau hoạt động bảo trì.

Giá Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn New York tăng 14 US cent tương đương 5,1% lên 2,881 USD/mmBTU.

Ngoài ra, giá Khí tự nhiên tăng còn được hậu thuẫn bởi dự báo thời tiết lạnh hơn, nhu cầu sưởi ấm trong 2 tuần tới tăng và sản lượng khí chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018 do hầu hết các giếng dầu đều đóng cửa bởi cơn bão Delta.

Giá Ngô và Đậu tương giảm, Lùa mì tăng

Vụ thu hoạch Đậu tương tại Mỹ bội thu, hầu hết các mặt hàng Nông sản giảm điểm theo giá Đậu tương

Giá Đậu tương kỳ hạn tháng 11 trên sàn CBOT giảm mạnh gần 3% xuống 379,9 USD/tấn, mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 16/3/2020. Thời tiết dự báo sẽ được cải thiện đáng kể trong thời gian tới ở các quốc gia Nam Mỹ. Thị trường đang tranh thủ chốt lời do không có thêm các đơn hàng mới nào cho Trung Quốc khiến giá Đậu tương bị giảm.

Dầu đậu tương và Khô đậu tương cũng đều giảm mạnh theo xu hướng của giá Đậu tương. Giá Khô đậu tương kỳ hạn tháng 12 giảm 2,5% xuống 391,1 USD/tấn, giá Dầu đậu tương kỳ hạn tháng 12 cũng giảm mạnh 2,4% về mức 396,8 USD/tấn.

Theo đà kéo của Đậu tương, Ngô kỳ hạn tháng 12/2020 giảm 6 US cent xuống 3,89 USD/bushel. Không có thêm bất cứ thông tin nào đủ mạnh trong ngày hôm qua để khiến giá Ngô vượt lên. Các thông tin “bullish” hiện nay hầu như đã được phản ánh hết vào giá, giới đầu cơ ra sức bán chốt lời tại vùng giá này.

Lúa mì là mặt hàng duy nhất trong nhóm Nông sản tăng trong ngày hôm qua. Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 7/2021 tăng 1/2 US cent lên 5,94-1/4 USD/bushel.

Cà phê và Đường đều giảm hơn 2%, Cao su cao nhất 6 tháng

Giá Cà phê giảm do các nhà đầu tư đẩy mạnh bán ra và đồng USD suy yếu. Cà phê Arabica kỳ hạn tháng 12/2020 trên sàn ICE giảm 2,2% xuống 1,0915 USD/lb. Đồng thời, giá Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11/2020 trên sàn London giảm 2,1% xuống 1.233 USD/tấn.

Giá Đường thô kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn ICE giảm 2,7% xuống 13,84 US cent/lb, sau khi đạt mức cao nhất 7,5 tháng (14,55 US cent/lb) trong đầu phiên giao dịch.

Giá Cao su trên sàn Osaka tăng lên mức cao nhất 6 tuần bởi lo ngại kéo dài về nguồn cung thắt chặt và giá cao su tại Thượng Hải tăng sau kỳ nghỉ lễ, khi các nhà đầu tư đặt cược về sự phục hồi kinh tế vững chắc tại nước tiêu thụ cao su hàng đầu – Trung Quốc.

Cao su kỳ hạn tháng 3/2021 trên sàn OSE tăng 2% lên 198,5 JPY (1,88 USD)/kg, trong đầu phiên giao dịch giá cao su đạt 199,3 JPY/kg, cao nhất kể từ ngày 31/8/2020.

Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên (ITRC) bao gồm Thái Lan, Indonesia và Malaysia dự kiến sản lượng cao su tự nhiên trong những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2021 sẽ giảm.

Hoạt động sản xuất trong lĩnh vực ô tô và công nghiệp đang tăng lên giá Quặng sắt được hưởng lợi

Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 825 CNY (122,9 USD)/tấn, trong phiên trước đó giá quặng sắt tăng 3,8% khi các thương nhân Trung Quốc quay trở lại thị trường sau kỳ nghỉ lễ. Tuy nhiên, lo ngại nguồn cung suy giảm đã hạn chế đà tăng

Nhu cầu sau khi kỳ nghỉ lễ tăng đã thúc đẩy giá Quặng sắt giao ngay tại Trung Quốc tăng lên 125 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 15/9/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 0,7%, giá thép cuộn cán nóng tăng 1,4% và giá thép không gỉ tăng 0,7%.

Lĩnh vực xây dựng – ngành tiêu thụ thép lớn nhất toàn cầu vẫn duy trì khá ốn định lượng tiêu thụ trong suốt đại dịch và thậm chí còn tăng ở các quốc gia mà chính phủ tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, ví dụ như Trung Quốc.

Dự báo, các nhà sản xuất thép trên thế giới sẽ tiếp tục cải thiện công suất từ 12 đến 18 tháng tới. Theo số liệu từ Viện Sắt thép Mỹ (AISI), các nhà máy của nước này đã xuất xưởng hơn 6,5 triệu tấn thép ròng, tăng 8,2% so với tháng trước và giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, AISI cũng công bố có hơn 1,5 triệu đơn xin cấp phép nhập khẩu thép trong tháng 9, tăng 7,2% so với số giấy phép tháng 8 và 17,3% so với thực tế nhập khẩu. Trong tháng 9, nhu cầu nhập khẩu thép thành phẩm lớn nhất tập trung vào Hàn Quốc (97.000 tấn, giảm 14%), Đức (55.000 tấn, tăng 10%), Nhật Bản (52.000 tấn, tăng 18%), Đài Loan (47.000 tấn, tăng 41%) và Brazil (44.000 tấn, tăng 52%).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng số giấy phép nhập khẩu của thép thành phẩm và thép nhập khẩu đạt gần 18 triệu tấn và 12,3 triệu tấn, giảm tương ứng 21% và 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dõi thêm các tin tức nổi bật về thị trường hàng hóa phái sinh tại chuyên mục: Tin tức Thị trường.


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ (84) 024.3552 7979
?   FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? STK Vietcombank : 0611001975177 Chi nhánh Ba Đình
? STK BIDV: 21610000479888 Chi nhánh Đống Đa
? STK Techcombank: 19134664939018 phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt.

Bài viết liên quan

Trả lời