Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) vẫn kiên trì với việc cắt giảm sản lượng và sẽ làm mọi cách để cân bằng thị trường dầu. Trong khi đó, lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga sẽ có hiệu lực vào đầu tháng tới, việc tìm kiếm một nguồn cung mới thay thế Nga là việc không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh các nhà sản xuất lớn như OPEC+ và Mỹ đều gặp khó trong vấn đề gia tăng sản lượng.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/11/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/11, hợp đồng dầu thô WTI tháng 1 tăng 1,14% lên 80,95 USD/thùng trong khi hợp đồng dầu thô Brent kỳ hạn tháng 2 tăng 0,70% lên 87,70 USD/thùng.
Giá dầu phục hồi trở lại sau 4 phiên giảm sau khi (OPEC+ bác bỏ tin tức tăng sản lượng, và tuyên bố sẽ tiếp tục kiên trì với các chính sách cắt giảm sản lượng sang tới năm 2023.
Một yếu tố khác hỗ trợ cho giá dầu trong phiên hôm qua đến từ sự suy yếu của đồng USD, phản ánh qua việc chỉ số Dollar Index giảm về 107,22 điểm.
Sáng nay, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ API cho biết tồn kho dầu thô tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 18/11 tiếp tục giảm 4,8 triệu thùng/ngày, tiêu cực hơn với mức dự đoán của thị trường tuần thứ hai liên tiếp. Đây có thể là một yếu tố giúp cho giá dầu duy trì được đà phục hồi trong phiên sáng.
Bên cạnh thông tin xoay quanh OPEC+, thị trường cũng quan tâm nhiều tới gói lệnh trừng phạt mới nhất của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu Nga. Mới đây EU đã đề xuất giảm nhẹ các trừng phạt về áp giá trần với các hoạt động xuất khẩu dầu của Nga, bằng cách gia hạn thêm thời gian thực hiện đầy đủ các lệnh trừng phạt và nới lỏng các điều khoản vận chuyển chính.
Theo Bloomberg, khối đã đề xuất bổ sung thêm một quá trình chuyển đổi kéo dài 45 ngày để giới thiệu mức trần với giá dầu của Nga. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ họp vào ngày mai để phê duyệt mức giới hạn này. Tuy nhiên, Mỹ đã lên tiếng kêu gọi các thành viên G7 sớm công bố mức giá trần, và ủng hộ việc điều chỉnh giá này nhiều lần trong một năm thay vì hàng tháng. Tin tức này đã phần nào làm dịu đi nỗi lo về nguồn cung trong ngắn hạn và hạn chế đà tăng của giá dầu trong cuối phiên.
Chỉ còn 2 tuần nữa lệnh cấm vận của EU đối với dầu Nga sẽ có hiệu lực, giới phân tích cảnh báo rằng EU sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn dầu thay thế, đặc biệt là diesel vì mặt hàng đang trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn, trong khi sản xuất dầu diesel nội địa của châu Âu không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của khu vực này.
Nga đã mất hơn 90% thị trường tại các quốc gia phía bắc của EU. 3/4 lượng dầu thô tại các cảng Baltic của Nga hiện đang hướng đến châu Á. Trong đó, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ cố gắng chớp lấy thời cơ mua dầu Nga để tận dụng thời gian giới hạn do Mỹ và Anh đưa ra và dự kiến sẽ được EU thông qua.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g