TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Thị trường dầu: “Bên nặng – bên nhẹ” giữa yếu tố vĩ mô và tình hình nguồn cung

Thị trường dầu: "Bên nặng - bên nhẹ" giữa yếu tố vĩ mô và tình hình nguồn cung

Thị trường dầu hấp thụ mạnh các tin tức về nguồn cung và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/07/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Giao dịch Hợp đồng quyền chọn – công cụ bảo hiểm rủi ro hiệu quả

Thị trường dầu: "Bên nặng - bên nhẹ" giữa yếu tố vĩ mô và tình hình nguồn cung

Trong phiên giao dịch ngày 17/07, Reuters đã đưa tin Saudi Arabia sẽ gia hạn chính sách cắt giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 1% cung dầu toàn cầu, đến tháng 12/2024 thay vì chỉ tới tháng 08/2023. Ngay lập tức giá dầu phản ứng và tăng vọt 2 USD/thùng.

Tuy nhiên sau đó, Reuters đã đính chính lại thông tin này. Cụ thể, việc kéo dài chính sách cắt giảm sản lượng tự nguyện của quốc gia Trung Đông tới cuối năm 2024 chỉ áp dụng với mức 500.000 thùng/ngày như trong tuyên bố hồi đầu tháng 6, tương đương sản lượng mục tiêu trong năm 2024 vẫn ở mức 10 triệu thùng/ngày. Chính sách cắt giảm tự nguyện thêm 1 triệu thùng/ngày hiện vẫn sẽ chỉ có hiệu lực trong tháng 7 và tháng 8 năm nay. Sau tin tức đính chính này, giá dầu đã quay đầu giảm trở lại.

Điều này cho thấy, bất kỳ tin tức nào về nguồn cung cũng đang rất “nhạy cảm” trong bối cảnh tác động từ các đợt thông báo cắt giảm sản lượng trước vẫn đang được thị trường theo dõi đánh giá.

Bên cạnh đó, bức tranh tăng trưởng tại các nước tiêu thụ dầu hàng đầu trên thế giới như Trung Quốc hay Mỹ vẫn là rào cản cho giá dầu trong ngắn hạn.

Trong phiên giao dịch hôm nay (18/07), nhiều khả năng giá dầu cũng sẽ có các phản ứng theo yếu tố liên thị trường khi Mỹ bước vào mùa báo cáo thu nhập của các công ty lớn. Tối nay, dữ liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Mỹ sẽ được công bố. Nếu các báo cáo từ các tập đoàn, đặc biệt là các ngân hàng lớn (sau khi chịu cú sốc tài chính vài tháng trước) tiếp tục khả quan, cùng với doanh số bán lẻ tháng 6 tích cực, giá dầu cũng có thể sẽ được hưởng lợi.

Theo Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Hữu nghị: “Nhu cầu tiêu thụ kém do tăng trưởng kinh tế chậm tại các quốc gia tiêu thụ hàng đầu vẫn sẽ là yếu tố gây sức ép lên giá dầu trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với tình hình nguồn cung thắt chặt, và khả năng thị trường dầu thô rơi vào trạng thái thâm hụt trong quý III từ 0,5 đến 1 triệu thùng dầu/ngày, giá dầu vẫn sẽ nhận hỗ trợ đáng kể. Xét trong ngắn hạn, dầu thô nhiều khả năng tiếp tục duy trì trên vùng giá 70 USD/thùng đối với dầu WTI và 75 USD/thùng đối với dầu Brent, ít nhất là cho tới đầu tháng sau.”

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ dự kiến sẽ giảm xuống gần 9,40 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 8, đây là mức giảm hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 12/2022. 

Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Nga dự báo sẽ giảm từ 100.000 – 200.000 thùng/ngày vào tháng tới.

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường

Bài viết liên quan