Tình hình diễn biến dịch Covid-19 lan rộng khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cũng đang đối diện với nhiều khó khăn như chi phí vốn tăng cao, tồn kho, thành phẩm giảm giá, hoạt động thương mại thu hẹp…Do đó, sàn giao dịch hàng hóa Sacombank đã chính thức triển khai sản phẩm “Phái sinh giá cả hàng hóa” nhằm kết nối các doanh nghiệp với các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Hợp đồng về phái sinh giá cả hàng hóa
Hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa thông qua việc đặt lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đến các Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài (trung gian đưa lệnh lên Sàn là Sacombank).
Giải pháp phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ bảo hiểm rủi ro giá cả hàng hóa hiệu quả cũng như ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh khi thị trường biến động.
Lợi ích của sàn giao dịch hàng hóa Sacombank
Lợi ích giao dịch hàng hóa tại ngân hàng Sacombank
Tiện ích của giải pháp:
- Công cụ bảo hiểm rủi ro về giá sản phẩm hiệu quả cho khách hàng như: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hợp tác xã…
- Rủi ro thấp do liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới.
Tiện ích khi giao dịch với Sacombank:
- Cung cấp bản tin phân tích thị trường hàng hóa hằng ngày.
- Hỗ trợ thông tin xu hướng giao dịch.
- Thủ tục giao dịch đơn giản, phí giao dịch cạnh tranh.
- Giao dịch nhanh, tiết kiệm thời gian thông qua Hệ thống giao dịch trực tuyến Sacombank Commodities Trader (giao diện Website và Mobile App).
Các loại hàng hóa giao dịch và hợp đồng giao dịch phổ biến
Hợp đồng giao dịch:
Khách hàng sẽ thực hiện giao dịch các Hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa sau đây:
- Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa.
- Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa.
- Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa.
Hàng hóa giao dịch:
- Nông sản như Cà phê Robusta, Cà phê Arabica, Cao su, Đường, Bông, Sợi, Bắp, Đậu nành, Ngũ cốc, Lúa mì, Ca cao,…
- Các mặt hàng về kim loại như Đồng, Nhôm, Thép, Nickel,…
- Các mặt hàng về năng lượng như Gas, Dầu,..
Mỗi loại hàng hóa sẽ được giao dịch trên Sàn tương ứng như: ICE US, ICE EU, CME, CBOT, COMEX,…
Quy định giao dịch:
Về khối lượng hàng hóa giao dịch:
- Nằm trong phạm vi khối lượng hàng hóa của Giao dịch gốc (*) mà Khách hàng cung cấp.
(*) Giao dịch gốc: là Hợp đồng mua, bán hàng hóa được lập bằng văn bản, hợp pháp và chịu rủi ro giá cả hàng hóa mà khách hàng cung cấp cho Sacombank bao gồm hợp đồng mua, bán hàng hóa trong nước, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
- Được tính bằng lô (Lot). Đối với mỗi loại hàng hoá, một Lot sẽ được tính bằng một đơn vị cụ thể theo thông lệ quốc tế.
Về thời hạn giao dịch:
Thời hạn giao dịch không quá thời hạn còn lại của Giao dịch gốc đảm bảo việc thanh toán trong giao dịch. Khách hàng cần ký quỹ với số tiền phụ thuộc vào quy định của các Sàn trong từng thời kỳ.
Điều kiện và thủ tục tham gia sàn giao dịch hàng hóa Sacombank
Điều kiện:
- Có khả năng tài chính để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh có liên quan.
- Cung cấp Giao dịch gốc còn hiệu lực.
Thủ tục:
- Ký Hợp đồng nguyên tắc và Phiếu đăng ký giao dịch.
- Ký quỹ theo quy định hiện hành.
Trên đây là một số nội dung cơ bản giao dịch hàng hóa Sacombank, hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm thông tin hữu ích để chọn sàn giao dịch tốt nhất. Chúc bạn đầu tư thành công!