Đồng đô la Mỹ yếu hơn, lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh đã thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý. Thêm vào đó, triển vọng tích cực trong nhu cầu công nghiệp cũng đang và sẽ hỗ trợ cho giá bạc.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 11/07/2025
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
> Tại sao phải đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh?
Thông tin thị trường:
Đồng đô la Mỹ suy yếu và lợi suất trái phiếu kho bạc giảm mạnh đã thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý, đặc biệt là bạc. Xu hướng này diễn ra sau khi biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy phần lớn các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay. Thị trường đang định giá lại kỳ vọng về chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi cùng lúc đối mặt với những diễn biến mới trên mặt trận thương mại toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố loạt chính sách thương mại cứng rắn mới, bao gồm áp thuế 50% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Brazil bắt đầu từ ngày 1/8, viện dẫn lý do là các hành vi thương mại không công bằng. Mỹ cũng đã áp mức thuế tương tự lên đồng nhập khẩu và đe dọa đánh thuế lên tới 200% đối với một số sản phẩm dược phẩm. Những quyết định này không chỉ khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, mà còn kéo theo nhu cầu phòng thủ bằng tài sản hữu hình như bạc gia tăng đáng kể.
Song song đó, nhu cầu bạc trong công nghiệp cũng đang bước vào giai đoạn tăng tốc. Báo cáo World Silver Survey 2024 cho thấy giá bạc toàn cầu đã tăng gần 30% trong sáu tháng đầu năm. Động lực lớn nhất đến từ vai trò của bạc trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như xe điện, năng lượng tái tạo và công nghệ bán dẫn. Khi thế giới chuyển mình sang mô hình tăng trưởng xanh, bạc được xem là kim loại không thể thay thế,nhờ tính dẫn điện, dẫn nhiệt vượt trội và ứng dụng rộng khắp trong công nghệ cao.
Đáng chú ý, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ bạc công nghiệp lớn nhất thế giới, đã ghi nhận mức tiêu thụ hơn 9.400 tấn bạc trong năm 2024, gấp gần ba lần sản lượng nội địa. Hơn 90% lượng bạc này được dùng cho sản xuất công nghiệp, minh chứng cho nhu cầu thực tế và quy mô tiềm năng của riêng một quốc gia BRICS. Trong khi đó, khối BRICS+ đang xem xét kết nạp thêm các nước Mỹ Latinh – khu vực có trữ lượng bạc lớn – qua đó mở rộng quyền kiểm soát đối với nguồn cung bạc toàn cầu.
Cùng lúc, Nga đang đưa bạc vào danh mục tài sản chiến lược. Trong dự thảo ngân sách liên bang giai đoạn 2025–2027, chính phủ Nga đã dành hơn 51,5 tỷ rúp (tương đương 535 triệu USD) để mua dự trữ các kim loại quý, trong đó lần đầu tiên bạc được liệt kê ngang hàng với vàng, bạch kim và palladium. Động thái này không chỉ mang ý nghĩa phòng vệ tài chính, mà còn khẳng định vị thế chiến lược ngày càng tăng của bạc trong bối cảnh địa chính trị phức tạp.
Trước các yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, nhu cầu công nghiệp, và xu hướng tích lũy của các chính phủ, nhiều chuyên gia dự báo giá bạc sẽ tiếp tục lập đỉnh mới trong thời gian tới. Philip Streible, chiến lược gia thị trường tại Blue Line Futures nhận định, giá bạc hoàn toàn có khả năng tăng vọt lên 60 đến 80 USD/ounce, tức cao gấp hơn 2 lần so với mức hiện tại. Với triển vọng như vậy, bạc đang không chỉ là nơi trú ẩn an toàn, mà còn là cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn trong kỷ nguyên tài chính mới.
Phân tích kỹ thuật:
Trên khung 1D, giá Bạc kỳ hạn tháng 9/2025 (SIEU25) tiếp tục xu hướng giăng. Sau nhịp giằng co tích lũy, kỳ vọng giá bước vào nhịp tăng mới.
Phiên hôm nay, giá bạc có thể tiếp tục tăng lên trên mức 38.2.
Xem thêm các thông tin hỗ trợ giao dịch tại chuyên mục: Tin tức thị trường và Phân tích đầu tư
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ – Thành viên Kinh doanh 001 của MXV
Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Ngọc Hà, Thành phố Hà Nội.
Tel: 024.3552.7979
Facebook: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g