Thị trường hàng hóa và dịch vụ là bộ phận cơ bản của thị trường đầu ra đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế-xã hội hiện nay. Tuy nhiên, thị trường hàng hóa và dịch vụ vẫn tồn tại nhiều hạn chế, những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa dịch vụ là gì? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Thị trường hàng hóa dịch vụ là gì?
Thị trường hàng hóa dịch vụ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại hàng hóa và dịch vụ. Nhờ thị trường này, các nhà kinh doanh bán được hàng hóa, dịch vụ có lợi nhuận để tiếp tục tái sản xuất và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đặc điểm của thị trường hàng hóa và dịch vụ
Một là, tính cạnh tranh cao. Khả năng độc quyền chi phối toàn bộ thị trường là điều hết sức khó khăn bởi mức giá và số lượng hàng hóa dịch vụ được quyết định bởi quan hệ cung-cầu.
Do đặc điểm của từng loại hàng hóa và yêu cầu về quy mô, sự tập trung phát triển của nhóm các doanh nghiệp lớn với thị phần áp đảo. Tuy các doanh nghiệp khó có thể thỏa thuận để tiến hành chi phối độc quyền thị trường này nhưng vai trò của các thể chế độc quyền là vô cùng quan trọng.
Hai là, chịu ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ. Ngoại trừ một số loại hàng hóa đặc biệt, các loại hàng hóa đều có sản phẩm thay thế. Do đó, sự chuyển dịch từ thị trường này sang thị trường khác là điều dễ dàng và ít tốn kém. Thị trường hàng hóa dịch vụ nhìn chung dễ tác động bởi các biến động của môi trường.
Ba là, nhiều hình thức khác nhau và có sự liên kết. Thị trường hàng hóa được chia thành nhiều hình thức như sau:
- Hình thức mua bán: bán buôn, bán lẻ,…
- Hình thức tổ chức: tập trung, phi tập trung, mạng…
- Hình thức phạm vi: cả nước, địa phương, quốc tế,…
Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và dịch vụ
Thứ nhất, sự phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa:
Thị trường gắn liền với phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa, đồng thời gắn liền với nhu cầu của cuộc sống xã hội và nhu cầu của nền kinh tế. Quá trình thương mại hóa các yếu tố kinh tế giúp “cởi trói” các nhu cầu. Những nhà kinh doanh thành công đều phải xuất phát từ đòi hỏi của khách hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như có mức giá hợp lý và dịch vụ tối ưu nhất.
Thứ hai, quan hệ kinh tế giữa các cá nhân, doanh nghiệp:
Quá trình tích tụ và tập trung trên thị trường đã dẫn đến việc hình thành các trung tâm thương mại quốc gia và vùng. Đây là cửa ngõ quan trọng giúp lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển.
Thứ ba, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:
Nói đến các yếu tố cấu thành nên thị trường là hàng và tiền, hình thành các quan hệ như: quan hệ hàng hóa-tiền tệ, quan hệ mua-bán và quan hệ cung cầu. Người mua và người bán trao đổi hàng hóa thông qua giá cả thị trường với mục đích 2 bên cùng có lợi.
Thứ tư, cạnh tranh tự do với tư cách là môi trường hoạt động của kinh tế thị trường:
Trên thị trường, các thành phần tranh giành phần có lợi cho mình bởi động lực hoạt động của các thành viên tham gia là lợi nhuận. “Lợi nhuận” giúp các nhà kinh doanh thúc đẩy sản xuất cái xã hội cần nhiều hơn, tập trung đa dạng hàng hóa và nâng cao chất lượng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng.
Thứ năm, sự điều tiết quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với thị trường:
Sự quản lý và điều tiết vĩ mô đối với thị trường và thương mại đã tạo nên nhiều điểm mới nổi bật đối với nền kinh tế thị trường, giữ vị trí quan trọng trong cơ chế quản lý thị trường.
Trên đây là nội dung giải đáp về các đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa dịch vụ là gì? Hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và trang bị nguồn kiến thức đầu tư hiệu quả, an toàn cho mình!