TIN NỔI BẬT, TIN TỨC, TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Nhôm, đồng, niken lao dốc, có phải kim loại màu đang bị kém hấp dẫn với các nhà đầu tư?

Nhôm, đồng, niken lao dốc, có phải kim loại màu đang bị kém hấp dẫn với các nhà đầu tư?

Dự báo triển vọng kinh tế khiêm tốn của Trung Quốc cũng như những bất ổn của các nền tài chính lớn gần đây đã khiến triển vọng kim loại màu toàn cầu xấu đi trông thấy.

[Hữu ích cho nhà đầu tư]

Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 03/04/2023

Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa

Tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm giá

Nhôm, đồng, niken lao dốc, có phải kim loại màu đang bị kém hấp dẫn với các nhà đầu tư?

Kim loại màu đang trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư do lo ngại về dự báo kinh tế khiêm tốn của Trung Quốc cũng như sự sụp đổ gần đây của các ngân hàng Mỹ, làm mờ đi triển vọng toàn cầu.

Giá nicken quốc tế, được sử dụng trong vật liệu xây dựng và ô tô đã giảm xuống mức thấp nhất 4 tháng. Giá nhôm cũng ở mức thấp nhất gần 2 tháng. 

Giá kẽm, được sử dụng trong các tấm thép mạ làm vật liệu xây dựng là 2.929,5 USD. Thiếc, được sử dụng làm vật liệu liên kết cho các chất bán dẫn, giao dịch ở mức 22.950 USD. Giá của cả 2 loại vật liệu này đều xuống gần mức thấp nhất trong 3 tháng.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London, đóng cửa hôm 15/3 giảm 3,7% – phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2022. 

Giá đồng và nhôm đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2022 vào ngày 18/1 vừa qua, khi nhiều kim loại màu tăng giá trước kỳ vọng về sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, giá kim loại đã giảm mạnh sau phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc trong tháng này.

Lượng mua ròng các lô nhôm trên Sàn giao dịch London đạt khoảng 4.700 lượt, thấp hơn 10% so với mức cuối tháng 1. Lượng mua ròng đồng giảm khoảng 30% so với cùng kỳ.

có phải kim loại màu đang bị kém hấp dẫn với các nhà đầu tư

Lượng mua ròng đồng và nhôm trên sàn giao dịch kim loại London (LME).

Thiếc đã giảm 7% kể từ trước đại hội, nicken giảm 6% trong khi đồng giảm 2%. Một số nhà đầu tư, nhà giao dịch đổ lỗi cho các biện pháp kích thích kinh tế được công bố bởi Trung Quốc, cho rằng chúng không đáp ứng được kỳ vọng.

Tại cuộc họp, Chính phủ Trung Quốc đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế thực tế vào khoảng 5% cho năm 2023, so với mục tiêu năm trước là 5,5%. Trước đó, nhiều người kỳ vọng mục tiêu năm nay sẽ ngang bằng với mục tiêu năm ngoái.

“Mục tiêu tăng trưởng 5% là thực tế đối với Trung Quốc. Chính phủ đã ‘dừng chân ga’ cho việc kích hoạt các biện pháp kích thích tài chính”, Toru Nishihama – nhà kinh tế trưởng tại Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life nói.

Trung Quốc đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách trong năm nay ở mức 3% tổng sản phẩm quốc nội, giảm so với mục tiêu 3,6% vào năm 2020 và 3,2% vào năm 2021.

Các biện pháp được tuyên bố tại hội nghị nhằm thúc đẩy lĩnh vực ô tô và bất động sản, vốn là động lực của nền kinh tế Trung Quốc, đã không làm hài lòng các nhà đầu tư.

Không có kế hoạch lớn nào cho các khoản trợ cấp đối với ô tô điện mặc dù nhu cầu ngày càng tăng. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô nước này công bố doanh số ô tô trong tháng 1 và 2 đã giảm 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Hỗ trợ quy mô lớn cho thị trường bất động sản cũng không có. Cục Thống kê quốc gia cho biết hôm 15/3 rằng đầu tư vào bất động sản giai đoạn tháng 1-tháng 2 đã giảm 5,7% do thị trường không có dấu hiệu phục hồi.

Tại Mỹ, sự sụp đổ gần đây của ngân hàng SVB đã giúp nhiều người nhận thức về rủi ro đối với các tổ chức tài chính từ việc tăng lãi suất của Mỹ. Bất chấp những rủi ro tài chính gần đây, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) vẫn quyết định tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên, qua đó đưa mức lãi suất cơ bản lên 3,5%, cao nhất kể từ năm 2009. Điều này tiếp tục gây áp lực tới tới tăng trưởng.

“Thật khó để dự đoán tác động đối với nền kinh tế toàn cầu. Tâm lý nhà đầu tư có thể xấu đi trong ngắn hạn”, Tatsufumi Okoshi – nhà kinh tế cấp cao tại Nomurra Securities nhận định.

Theo CafeF

Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.

Bài viết liên quan