Giá dầu thô và các mặt hàng năng lượng bật tăng trở lại khi mà đàm phán giữa Nga và Ukraine lại rơi vào bế tắc, khiến cho nguồn cung năng lượng thế giới có thể sẽ tiếp tục ở trong tình trạng bị thiếu hụt lâu dài. Ngân hàng Morgan Stanley nâng mức dự báo giá dầu thô Brent sẽ tăng trở lại 120 USD trong quý III/2022.
[Hữu ích cho nhà đầu tư]
> Giao dịch Spread với mức ký quỹ thấp chưa từng có
> Mức ký quỹ giao dịch hàng hóa từ ngày 17/03/2022
> Các loại phí cần trả khi giao dịch hàng hóa
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/3, giá dầu thô Brent bật tăng 8,79%, lên 106,64 USD/thùng, mức tăng tính theo tỷ lệ phần trăm lớn nhất kể từ giữa năm 2020; giá dầu WTI cũng tăng 8,35% lên 102,98 USD/thùng, sau khi có lúc tăng hơn 9% lên trên 104 USD/thùng, kết thúc 3 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Dù cả hai mặt hàng dầu thô đã lấy lại mốc 100 USD, sức mua trên thị trường tăng trở lại nhưng mức giá này vẫn thấp hơn khoảng 20% so với mức đỉnh được lập vào ngày 7/3.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo thị trường năng lượng có thể đối mặt với “cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ”, bởi thị trường sẽ thiếu hụt 3 triệu thùng/ngày do các lệnh trừng phạt và mức giảm này lớn hơn rất nhiều so với nỗ lực cắt giảm nhu cầu tiêu thụ chỉ có 1 triệu thùng/ngày của thế giới.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nguồn cung năng lượng từ Nga sẽ vẫn ổn định bất chấp những gì ông mô tả là tình hình địa chính trị căng thẳng, hãng thông tấn Interfax đưa tin.
Ngân hàng Morgan Stanley nâng mức dự báo giá dầu thô Brent sẽ tăng trở lại 120 USD trong quý III/2022 và dự đoán sản lượng dầu thô của Nga sẽ giảm khoáng 1 triệu thùng trong tháng 4. Ngân hàng cũng cho biết nhu cầu tiêu thụ trên toàn cầu sẽ giảm khoảng 600.000 thùng, trong bối cảnh Trung Quốc phải phong toả vì dịch bệnh và kỳ vọng tăng trưởng GDP kém hơn trên toàn thế giới.
Hiện Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là hai nước nắm giữ công suất dự phòng đáng kể có thể ngay lập tức giúp bù đắp sự thiếu hụt, nhưng cho đến nay họ đều chọn không tăng sản lượng, vì thế tình trạng nguồn cung eo hẹp trên toàn cầu sẽ khó có thể được khắc phục trong thời gian ngắn.
Mặc dù vậy, đà tăng giá dầu vẫn sẽ bị hạn chế bởi lo lắng về nhu cầu sau khi số ca nhiễm virus COVID-19 gia tăng ở Trung Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược Zero Covid để hạn chế sự bùng phát trở lại của dịch bệnh, với việc hạn chế các hoạt động di chuyển được áp dụng ở ngày càng nhiều nơi, từ Thượng Hải, Thâm Quyến đến Cát Lâm và Lang Phường….
Trong thực tế, dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của nước này tăng 4,3 triệu thùng trong tuần trước, trái với dự đoán của các nhà phân tích là sẽ giảm 1,4 triệu thùng.
Đối với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, thị trường dầu thô cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhiều chuyên gia cho rằng mức tăng 0,25% có phần khiêm tốn và sẽ không đủ để kìm hãm việc lạm phát đang tăng nhanh nhất trong vòng 4 thập kỷ trở lại đây.
Bên cạnh đà bật tăng lớn của giá dầu, các mặt hàng khác trong nhóm năng lượng cũng có mức tăng mạnh. Giá xăng RBOB cao hơn 7,67% so với phiên hôm trước lên 3.2166 USD/gallon; Dầu ít lưu huỳnh tăng gần 15% lên 1056,5 USD/tấn; Khí tự nhiên của Mỹ tăng tăng 5,1% lên 4.990 USD/MMBtu.
Xem thêm các thông tin về thị trường giao dịch hàng hóa tại chuyên mục: Tin tức thị trường.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ QUỐC TẾ HỮU NGHỊ
? Tầng 11 tòa nhà LADECO – số 266 đường Đội Cấn, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
☎️ Tel: 024.3552.7979
? FB: http://www.facebook.com/www.finvest.vn
? Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCFFl3fJDes8ftudfqrQrP4g