Sự biến động của giá cả làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính chủ động của tình hình sản xuất và nền kinh tế nước ta. Để khắc phục tình trạng này, Luật Thương Mại đã quy định về các hành vi thương mại cụ thể, trong đó quy định về loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là gì?
Theo Điều 63 – Luật Thương Mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.”
Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo 2 loại hợp đồng bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
– Hợp đồng kỳ hạn là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng.
– Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc bán là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền). Bên mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó.
Các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở
Các chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bao gồm bên mua, bên bán và một số chủ thế đặc biệt. Đối với thị trường hàng hóa tương lai, có 3 chủ thể tham gia là các nhà giao dịch, nhà môi giới và khách hàng.
Nhà giao dịch là các nhà kinh doanh, nhà sản xuất lớn tham gia hoạt động mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn với mục đích đầu cơ hoặc tự bảo hiểm rủi ro cho mình.
Nhà môi giới là các nhà buôn hoặc đại diện cho công ty môi giới lớn, kiếm tiền bằng cách thu phí hoa hồng của người mua/bán các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.
Khách hàng là người bán hoặc người mua tham gia vào giao dịch hàng hóa tương lai thông qua nhà môi giới.
Ngoài 3 chủ thể trên, thị trường mua bán kỳ hạn tại Sở giao dịch còn có 1 số chủ thể khác như:
– Nhà tư vấn: thực hiện phân tích thị trường, lập báo cáo, đưa ra đề xuất về mua bán hợp đồng kỳ hạn và thu phí dịch vụ.
– Các đại lý giao dịch được cấp phép làm đại lý cho các công ty môi giới hàng hóa giao sau.
So sánh mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với mua bán hàng hóa thông thườn
Một là, Sở Giao dịch Hàng hóa đóng vai trò là nơi trung gian để giao dịch giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch.
Hai là, đối tượng giao dịch là các loại hàng hóa có cung – cầu lớn, có sự biến động về giá trên thị trường.
Ba là, việc mua bán hàng hóa qua Sở được thực hiện theo các tiêu chuẩn nhất định do Sở Giao dịch Hàng hóa quy định gồm tiêu chuẩn về loại hàng, số lượng, phẩm cấp hàng, giá cả, thời hạn giao kết hợp đồng và thời hạn giao hàng tại một thời điểm xác định trong tương lai.
Bốn là, mục đích của việc mua bán hàng hóa qua Sở là kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả và bảo hiểm rủi ro về giá thị trường.
Trên đây là nội dung mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa mà các nhà đầu tư nên tham khảo. Để xem thêm nhiều bản tin khác, đừng quên truy cập FINVEST nhé!