Việc mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa phải được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở theo đúng quy định của pháp luật. Vậy hợp đồng mua hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa bao gồm loại nào? Hãy cùng FINVEST tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
[Có thể bạn nên đọc]
- Phái sinh hàng hóa: Lựa chọn đầu tư tiềm năng
- Các khái niệm cần biết khi giao dịch hàng hóa phái sinh
- Sức hút từ thị trường năng lượng ở Việt Nam
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá là gì?
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Các loại Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở
Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hoá bao gồm 4 loại, cụ thể:
1. Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts)
Là thỏa thuận, theo đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng, kể từ khi bản hợp đồng được ký kết (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,…).
2. Hợp đồng về quyền chọn mua hoặc bán (options contracts)
Là thỏa thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền này (gọi là tiền mua quyền).
3. Hợp đồng tương lai (futures contracts)
Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi hợp đồng đều được quy định một số lượng hàng hóa nhất định (gọi là contract size), ngày giao hàng và nơi giao hàng được ấn định cụ thể trên thị trường, không có sự đàm phán giữa hai bên tham gia vào hợp đồng.
4. Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (commodity swap)
Là một thỏa thuận mà theo đó giá thả nổi của hàng hóa (giá giao ngay) được trao đổi lấy giá cố định trong một khoản thời gian xác định.
5. Hợp đồng giao ngay (spot contract )
Là loại hợp đồng mà giá cả gọi là giá giao ngay (giá cả của hàng hóa được mua bán trên thị trường ngay tại thời điểm này), nghĩa là việc giao hàng và thanh toán chỉ có thể diễn ra trong vòng 1 hay 2 ngày (làm việc) kể từ khi bản hợp đồng được ký kết.
Phương thức giao dịch khi mua bán hàng hóa qua Sở
Theo Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP, phương thức giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa được quy định cụ thể như sau:
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc:
– Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
– Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn khoản 1 Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
– Nếu vẫn có nhiều mức giá thỏa mãn khoản 2 Điều 36 Nghị định 158/2006/NĐ-CP thì lấy mức giá cao nhất.
Khi thực hiện phương thức khớp lệnh tập trung phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
– Nếu các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Trên đây là các nội dung cơ bản về mua bán hàng hóa qua Sở được quy định tại Luật Thương Mại 2005. Nếu có bất cứ vấn đề thắc mắc gì, các nhà đầu tư có thể truy cập FINVEST hoặc liên hệ hotline 024.3552.7979 để được giải đáp cụ thể!